Hệ tiết niệu bao gồm: 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo Thận: Thận nằm sau phúc mạc 2 bên cột sống, có P trung bình 130-135g, kích thước trung bình 12*6*3cm Thận là một tạng đặc có nhu mô dày 1,5-1,8cm, bao phủ ngoài là vỏ thận dai và chắc. | Sỏi tiết niệu SỎI TIẾT NIỆU 1. Giải phẫu hệ tiết niệu 2. Hệ tiết niệu bao gồm 2 thận 2 niệu quản bàng quang niệu đạo 3. . Thận 4. Thận nằm sau phúc mạc 2 bên cột sống có P trung bình 130-135g kích thước trung bình 12 6 3cm 5. - Thận là một tạng đặc có nhu mô dày 1 5-1 8cm bao phủ ngoài là vỏ thận dai và chắc. Nhu mô thận chia làm 2 vùng vùng tủy chứa các tháp Malpyghi mỗi tháp Malpyghi tương ứng 1 đài nhỏ trong đó chứa hệ thống ống góp trước khi đổ vào đài. Vùng vỏ thận chứa các tháp Pheranh là nơi chứa các đơn vị chức năng thận nephron . Mỗi thận chứa 1-1 5 triệu nephron. Khi có sỏi hệ tiết niệu nhu mô thận diễn biến theo 2 thái cực trái ngược hoặc giãn mỏng hoặc xơ hóa trong đó các trường hợp giãn mỏng hay gặp hơn 6. - 1 3 giữa của thận rỗng gọi là xoang thận xoang thận chứa động mách tĩnh mạch hệ thống đài bể thận thần kinh và bạch huyết. Khi có sỏi hệ tiết niệu đài bể thận thường giãn rộng chứa nước tiểu và chứa mủ 7. Phân chia hệ thống đài bể thận 8. - Đài nhỏ dài 1cm thường mỗi đài nhỏ nhận nhiều ống góp của một tháp Malpyghi tại nhú thận. Các đài nhỏ tập trung đổ vào đài lớn thường đài lớn trên có ít đài đài nhỏ thường là một đài nhỏ đài giữa và dưới có nhiều đài nhỏ hơn 9. - Các đài lớn được nối vào bể thận thường có 3 nhóm đài lớn đó là đài lớn trên giữa và dưới 10. - Bể thận hình phễu có dung tích khoảng 3-5ml nếu tăng áp lực đột ngột trong bể thận hay đài thận gây cơn đau quặn thận. Bể thận chia 2 phần nhỏ đó là bể thận trong xoang và bể thận ngoài xoang ngăn cách giữa 2 phần đó chính là rốn thận 11. - Bể thận ngoài xoang nối với niệu quản ngang mỏm ngang L2 đến mỏm ngang L3 gọi lúc khúc nối bể thận-niệu quản. Khúc nối bể thận- niệu quản hay bị hẹp làm cản trở lưu thông nước tiểu gây thận ứ niệu. Tất cả sự nối thông từ đài thận đến bàng quang đều có cơ chế chống trào ngược không cho nước tiểu trào ngược từ dưới lên trên do đó hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn niệu ngược dòng. Nếu cơ chế chống trào ngược này không còn sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn và sỏi 12.