Đến nay, vấn đề giá trị nghệ thuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về vấn đề này, vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Lịch sử văn học Việt Nam còn ghi nhớ cuộc phê bình luận chiến về duy tâm và duy vật, về nghệ thuật vị. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Đại học Huế Số 23 2004 VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT SỰ GẶP GỠ GIỮA QUAN ĐIỂM VĂN NGHỆ CỦA HẢI TRIỀU VỚI LÝ THUYẾT TIẾP NHẬN HIỆN ĐẠI Trần Thái Học Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Đến nay vấn đề giá trị nghệ thuật không còn là vấn đề thời sự được nhiều người trong giới phê bình quan tâm bàn cãi. Sự lắng lại trong không khí phê bình về vấn đề này vốn đã trải qua một thời kì tranh luận sôi nổi kéo dài hàng chục năm trên văn đàn gắn liền với những quan điểm triết học và mỹ học khác nhau thậm chí đối lập nhau. Lịch sử văn học Việt Nam còn ghi nhớ cuộc phê bình luận chiến về duy tâm và duy vật về nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh diễn ra cách đây 70 năm về trước. Đó là lúc văn học nước ta chuyển qua một bước ngoặt với sự xuất hiện hàng loạt sáng tác của các nhà văn đã có những cách tân táo bạo so với những kinh nghiệm nghệ thuật truyền thống nhất là trong lĩnh vực thơ ca và tiểu thuyết. Và cùng với sáng tác là sự xuất hiện của những nhà phê bình 17 đồng quan điểm tư tưởng - xã hội và quan điểm thẩm mỹ đã đóng vai trò tiên phong phát ngôn cho một hệ thống nguyên tắc sáng tạo mới. Họ bác bỏ những nguyên tắc đã và đang sáng tạo mà họ cho đã lỗi thời phi nghệ thuật để đi đến một tuyên ngôn dường như thống nhất văn chương là văn chương nghệ thuật vị nghệ thuật . Đó cũng là lúc bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều sáng tác của các nhà văn theo khuynh hướng tả thực đi sâu phản ánh thực trạng của xã hội qua đó mà phơi bày sự bất công đen tối của chế độ thực dân nửa phong kiến. Đặc biệt kế thừa truyền thống văn thơ yêu nước đầu thế kỷ cũng đến những năm 30 của thế kỷ XX sáng tác của những nhà văn cách mạng đã tập trung phản ánh về những vấn đề nóng hổi bức xúc của đời sống xã hội trên các lĩnh vực chính trị kinh tế và văn hóa giáo dục lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động chống thực dân và phong kiến. Bảo vệ và khẳng định giá trị của sáng tác văn học theo khuynh hướng tả thực nhất là tả thực xã hội các nhà phê bình đứng