Báo cáo nghiên cứu khoa học " QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 1644 - 1842 "

Sau khi tìm ra được con đường biển sang Ấn Độ, các nước phương Tây tăng cường các mối quan hệ giao lưu buôn bán với phương Đông trong đó có Trung Quốc. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, người Bồ Đào Nha đã đến Ma Cao thuộc tỉnh Quảng Đông để buôn bán. Năm 1535, người Bồ Đào Nha đã thuê Ma Cao với hai vạn lạng vàng mỗi năm để lập cứ điểm buôn bán. | QUAN HỆ TRUNG QUỐC VỚI CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY GIAI ĐOẠN 1644 - 1842 Nguyễn Văn Tận Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Sau khi tìm ra được con đường biển sang Ản Độ các nước phương Tây tăng cường các mối quan hệ giao lưu buôn bán với phương Đông trong đó có Trung Quốc. Bắt đầu từ thế kỷ XVI người Bồ Đào Nha đã đến Ma Cao thuộc tỉnh Quảng Đông để buôn bán. Năm 1535 người Bồ Đào Nha đã thuê Ma Cao với hai vạn lạng vàng mỗi năm để lập cứ điểm buôn bán. Ma Cao vì thế trở thành tô giới đầu tiên của người châu Âu ở Trung người Bồ Đào Nha là thương nhân các nước Tây Ban Nha Hà Lan Anh Pháp Nga Mĩ lần lượt có mặt trên đất nước Trung Quốc. Theo sau các đoàn tàu buôn là các các nhà truyền đạo phương Tây. Năm 1580 một tu sĩ người Ý tên là Matteo Ricci thuộc phái Dòng tên của đạo Ki Tô đến Ma Cao truyền đạo. Ông ta đã dâng lên nhà vua hình chúa Ki Tô một bản kinh Cựu Ước một cây thánh giá hai đồng hồ quả lắc và một bản đồ thế giới. Vua nhà Minh lúc bấy giờ là Van Lịch đã cho phép ông xây dựng giáo đường ở Bắc Kinh. 67 Năm 1644 nhà Thanh thiết lập nền thống trị của mình trến đất nước Trung Quốc. Sau khi chinh phục được Trung Quốc trên lĩnh vực đối nội nhà Thanh tập trung củng cố nhà nước trung ương tập quyền và tiến hành chính sách áp bức dân tộc còn trên lĩnh vực đối ngoại nhà Thanh vẫn tiếp tục thực thi chính sách mở cửa cho phép các nước phương Tây đến buôn bán và truyền đạo. Theo sau các đoàn tàu buôn là các giáo sĩ mặc áo choàng đen đến Trung Quốc để truyến đạo. Triều đình nhà Thanh từ Thuận Trị cho đến 30 năm đầu thời Khang Hi đã tạo điếu kiện thuận lợi cho các giáo sĩ phương Tây truyền bá đạo Thiên chúa thậm chí còn được ưu đãi một số được phong chức quan và được giao nhiệm vụ soạn lịch. Với chính sách khoan dung trên đã làm cho đạo Thiên chúa ở Trung Quốc phát triển rất nhanh. Đến cuối thế kỷ XVII số lượng tín đồ đã lên đến hơn 10 vạn người. Tuy nhiên do Ki Tô giáo rất khắt khe trong việc chỉ cho phép được thờ một thần duy nhất là chúa Giê Su và không cho phép thờ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
25    82    2    21-05-2024
2    67    2    21-05-2024
7    376    1    21-05-2024
13    69    2    21-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.