Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVN) đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức hết sức to lớn. Các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế, cũng đang nằm trong tình trạng chung đó. | THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ Trần Văn Hoà Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới các doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVN đang đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi đồng thời phải đối mặt với nhiều thách thức hết sức to lớn. Các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng đang nằm trong tình trạng chung đó. Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi phân tích kết quả điều tra 105 doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển các DNVN ở nông thôn Thừa Thiên Huế trong giai đoạn thực hiện Luật Doanh nghiệp. 1. Phát triển về số lượng Đối với khu vực nông thôn trong thời kỳ 1991 - 2006 số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh chỉ bằng 23 7 trong tổng số doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Hai loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập nhiều nhất là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong thời kỳ 1995 -2004 các DNVN ở nông thôn đã tăng xấp xỉ 4 lần từ 68 doanh nghiệp năm 1995 lên 264 doanh nghiệp năm 2004 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16 3 . Mặc dù số lượng tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng các DNVN ở nông thôn so với tổng số DNVN toàn tỉnh lại giảm từ 33 62 năm 2001 xuống còn 27 19 năm 2002 và 27 41 năm 2004. Đây cũng là thực trạng chung đối với các DNVN ở nông thôn trong cả nước. 47 2. Phân bố theo thành phần kinh tế và theo ngành Kết quả nghiên cứu cho thấy các DNVN ở nông thôn thuộc thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng ngày càng giảm. Ngược lại các doanh nghiệp ngoài nhà nước có xu hướng gia tăng chiếm 98 trên tổng số DNVN ở nông thôn trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất tiếp theo là các hợp tác xã HTX công ty trách nhiệm hữu hạn TNHH và công ty cổ phần. Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng các doanh nghiệp tư nhân đang có xu hướng giảm nhường chỗ cho các công ty TNHH và công ty cổ phần. Đặc biệt là các công ty TNHH có tỷ trọng tăng từ 8 9 năm 2001 lên 14 7 năm 2004 và công ty cổ phần tăng tương ứng từ 2 6 lên 4 9 . Nếu xét theo nhóm ngành .