Báo cáo nghiên cứu khoa học " ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở LỢN YORKSHIRE VÀ CON LAI F1 (MC X Y) NUÔI THỊT "

Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 loại lợn (R20,8). | ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở LỢN YORKSHIRE VÀ CON LAI Fi MC X Y NUÔI THỊT Lê Văn Phước Lê Đức Ngoan Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế Nguyễn Kim Đường Đại học Vinh TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 loại lợn R2 0 8 . Tuy nhiên sự tăng tần số hô hấp của lợn thuần nhanh hơn lợn lai F1 MC x Y tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí 30 C đối với lợn F1 MC x Y trong khi đối với lợn Yorkshire 270C. Khi tăng nhiệt độ không khí thì làm giảm nhịp tim R2 0 61-0 78 . Nhịp tim giảm khi nhiệt độ không khí 30 C đối với lợn F1 MC x Y và 270C đối với lợn Yorkshire . Thân nhiệt của 2 nhóm lợn ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi từ 18-380C khá ổn định 0 079 lợn F1 MC x Y và 0 0880C lợn Yorkshire khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Từ khóa Nhiệt độ Móng Cái Yorkshire hô hấp nhịp tim thân nhiệt I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thực tế chăn nuôi kiểu hình của cá thể của giống và mối quan hệ P G E P kiểu hình G kiểu gene E môi trường là vấn đề luôn được đặt ra. Mỗi kiểu gene trong những điều kiện ngoại cảnh sẽ cho ra một kiểu hình nhất định. Nói cách khác kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gene và điều kiện ngoại cảnh. Trong các điều kiện ngoại cảnh thì các yếu tố môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm không khí là hai yếu tố thường xuyên tác động lên con vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này như Straub và cs 1976 Colin và cs 2002 Trần Thị Dân và cs 2004 Huynh và cs 2005 . Nhiều nghiên cứu cho rằng lợn nhập nội trong đó có Yorskhire mẫn cảm hơn với sự thay đổi môi trường Straub và cs 1976 . Tuy lợn Yorkshire được nhập vào Việt Nam rất lâu và đã sử dụng để lai tạo với lợn nội trong đó có Móng Cái cho con lai F1 làm sản phẩm thịt nhưng các nghiên cứu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.