Tham khảo tài liệu 'giáo trình kỹ thuật trồng lúa part 2', khoa học tự nhiên, nông - lâm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | - Thời kỳ trổ bông bộ rễ lúa phát triển xuống sâu có hình quả trứng lộn ngược . Do phương thức gieo cấy khác nhau nên bộ rễ lúa phát triển cũng khác nhau. Lúa gieo thẳng lúa sạ rễ ăn rộng hơn lúa cấy và tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt. 2. Thân cây lúa . Hình thái cấu tạo Xét về mặt hình thái thân cây lúa có thể chia làm 2 loại - Thân già Do bẹ lá kết hợp lại với nhau. - Thân thật Được cấu tạo nên bởi các đốt lóng kế tiếp nhau. Thân giả được hình thành ở giai đoạn đầu do sự sắp xếp của các bẹ lá thường dẹt và xốp. Thân thật được hình thành kể từ khi cây lúa phân hoá đốt đốt vươn dài ra kê tiếp nhau tạo thành thân phần cuối cùng của thân là bông lúa. Cắt ngang một đốt thân có thể thấy các bộ phận ngoài cùng là biểu bì tiếp đêh là hạ bì. Thân lúa gồm nhiều mô cơ giới kết hợp lại với nhau làm cho thân cứng các mạch dẫn liên kết với nhau tạo thành bó mạch phần còn lại là các tế bào màng mỏng. . Sự phát triển của thân đốt - lóng Thân lúa được hình thành và phát triển ưong giai đoạn làm đốt. Thân được hình thành do sự kéo dài của các đốt vươn lóng . Số đốt của thân cây lúa thường có số lượng khác nhau tuỳ giống và ít thay đổi do diều kiện môi trường. Thường trung bình mỗi thân cây lúa có 4 - 5 đốt dài phân biệt được. Có những giống có tới 6 - 7 đốt các giống có phản ứng ánh sáng ngày ngắn và cấy ở chân ruộng sâu như Tám xoan Tám thơm . Các đốt phát triển tuần tự từ dưới lên trên đốt sau dài hơn đốt trước dài nhất là đốt sát bông đòt mang bông lúa . Mặc dầu các giống lúa có sự khác nhau về số đốt song số đốt dài nhất cũng chỉ có 3 đốt và tổng chiều dài 3 đốt này cùng với bông lúa chiếm tới 90 chiểu dài thân 3 đốt cuối đốt gốc ngắn to dày thì thường cây lúa có khả năng chống đỡ tốt. Chiều dài đốt là khoảng cách giữa hai mắt đốt lóng và biến động từ 0 5 - 20 cm tuỳ giống và thời vụ. . Nhánh và sự đẻ nhánh Nhánh lúa là một cây lúa con được mọc ra từ mầm nách thân cây mẹ và có đủ các bộ phận rễ thân lá có thể sống độc lập sinh trưởng phát triển thành một cây lúa con