Giai đoạn từ 1950 đến 2010 liệu ENSO có biến động hay không trong bối cảnh ấm lên toàn cầu? Dựa trên số liệu nhiệt độ mặt nước biển vùng Nino3, bài báo phân tích xu thế và mức độ biến đổi của nột số đặc trưng ENSO. Bước đầu chưa thể đưa ra nhận định về mối liên hệ giữa sự ấm lên toàn cầu và sự biến động ENSO, nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn tuy còn ngắn một số đặc trưng ENSO có biến động: Các đợt El Nino ngày càng dài hơn. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27 Sô 1S 2011 29-36 Xu thế biến động của một số đặc trưng ENSO Trần Quang Đức Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi Hà Nội Việt Nam Nhận ngày 29 tháng 4 năm 2011 Tóm tắt. Giai đoạn từ 1950 đến 2010 liệu ENSO có biến động hay không trong bối cảnh ấm lên toàn cầu Dựa trên số liệu nhiệt độ mặt nước biển vùng Nino3 bài báo phân tích xu thế và mức độ biến đổi của nột số đặc trưng ENSO. Bước đầu chưa thể đưa ra nhận định về mối liên hệ giữa sự ấm lên toàn cầu và sự biến động ENSO nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn tuy còn ngắn một số đặc trưng ENSO có biến động Các đợt El Nino ngày càng dài hơn. Số các đợt ENSO ngày càng giảm. Cường độ El Nino ngày càng mạnh. Từ khóa ENSO xu thế dị thường nhiệt độ mặt nước biển. 1. Sự ấm lên toàn cầu và ENSO Trên cơ sở số liệu dị thường nhiệt độ trung bình Bắc bán cầu giai đoạn 1000-2000 được tính như là hiệu sai trung bình năm so với trung bình giai đoạn 1961-1990 Số liệu giai đoạn từ khoảng 1860 đến nay có được nhờ quan trắc giai đoạn từ năm 1000 đến khoảng 1860 được tái dựng nhờ dấu hiệu trên thực vật lõi băng. có thể thấy xu thế ấm lên toàn cầu rõ nét và đặc biệt xu thế tăng mạnh trong khoảng một trăm năm trở lại đây. Sự ấm lên toàn cầu trong một thế kỷ trở lại đây hầu như do gia tăng nồng độ khí nhà kính từ họat động sống của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch phá thế tuyến tính của nhiệt độ trung bình toàn cầu theo IPCC cho thấy tốc độ tăng 0 74 C 0 18 C trong khoảng thời gian 1906-2005. Trong 50 ĐT 84-4-38584943. E-mail ductq@ năm cuối của giai đoạn này tốc độ tăng nhiệt độ là 0 13 C 0 03 C thập kỷ so với 0 07 C 0 02 C thập kỷ trong toàn bộ giai đoạn. Trong hoàn cảnh chung đó nhiệt độ lục địa tăng nhanh hơn nhiệt độ đại dương và Bắc bán cầu ấm lên nhanh hơn Nam bán cầu. Đại dương và khí quyển là hai thành phần quan trọng của Trái Đất. Sự tương tác giữa hai thành phần này tạo nên tính đa dạng