Báo cáo nghiên cứu khoa học " CẤU TRÚC VÀ BIẾN TRÌNH NHIỆT ĐỘ Ở CÁC TÂM NƯỚC TRỒI MẠNH TRONG VÙNG BIỂN ĐÔNG NAM VIỆT NAM "

Biến động theo thời gian và các đặc trưng cấu trúc của trường nhiệt độ nước biển là những vấn đề cần nghiên cứu trước khi đi đến kết luận về tính chất của môi trường nước biển và các quá trình vật lý xảy ra trong lớp trên của nó. Lớp tựa đồng nhất bề mặt và lớp nhảy vọt nhiệt độ là những đặc trưng quan trọng của cấu trúc nhiệt. Thông qua độ dày của lớp tựa đồng nhất ta có thể biết được mức độ xáo trộn nước theo phương thẳng đứng. . | TUYỂN TẬP NGHIÊN CỨU BIỂNIV- trang 30 - 43 1992 CẤU TRÚC VÀ BIẾN TRÌNH NHIỆT ĐỘ Ở CÁC TÂM NƯỚC TRỒI MẠNH TRONG VÙNG BIÉN ĐÔNG NAM Việt NAM Võ Văn Lành Phạm Văn Huấn Hà Xuân Hùng Biến động theo thời gian và các đặc trưng cấu trúc của trường nhiệt độ nước biển là những vấn đề cần nghiên cứu trước khi đi đến kết luận về tính chất của môi trường nước biển và các quá trình vật lý xảy ra trong lớp trên của nó. Lớp tựa đồng nhất bề mặt và lớp nhảy vọt nhiệt độ là những đặc trưng quan trọng của cấu trúc nhiệt. Thông qua độ dày của lớp tựa đồng nhất ta có thể biết được mức độ xáo trộn nước theo phương thẳng đứng. Lớp nhảy vọt nhiệt độ là lớp có gradient nhiệt độ theo phương thẳng đứng cực đại. Nơi đây thường tập trung sinh vật phù du và các chất lơ lửng làm cho độ trong suốt của nước biển trở nên nhỏ nhất. Lớp nhảy vọt nhiệt độ mật độ còn là lớp có tác dụng làm lệch các tia âm nhiều nhất. Chính vì vậy lớp này thường là đối tượng nghiên cứu của các nhà vật lý thủy âm học và sinh vật biển. Đối với vùng biển đông nam Việt Nam nói riêng cũng như biển Đông nói chung các đặc trưng cấu trúc nhiệt và biến động theo mùa của trường nhiệt độ nước trước đây chỉ được nghiên cứu ở mức rất sơ lược 1 3 . Trong phạm vi bài viết này chúng tôi trình bày một số kết quả nghiên cứu của mình về các vấn đề nói trên đặc biệt ở những vùng nước trồi mạnh. Ở đây chúng tôi xem lớp tựa đồng nhất nhiệt độ là lớp có gradient nhiệt độ thẳng đứng không lớn hơn 0 02 oC m và lớp nhảy vọt nhiệt độ là lớp có biên trên trùng với biên dưới của lớp tựa đồng nhất và có biên dưới trùng với độ sâu nơi mà đường cong phân bố nhiệt độ thẳng đứng có độ cong lớn nhất. Nhìn vào các bản đồ phân bố độ dày lớp tựa đồng nhất bề mặt hình 1 chúng ta thấy rằng về mùa đông toàn bộ vùng thềm lục địa nước nông phía nam đều bị xáo trộn mạnh từ mặt đến đáy. Ở vùng nước sâu phía bắc độ dày của lớp tựa đồng nhất H thường lớn hơn 40 m và nhiều nơi hơn 80 m. Trên toàn bộ đới ven bờ phía bắc từ Phan Rang trở ra lớp tựa đồng nhất phát triển

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.