Tham khảo tài liệu 'sâu bệnh hại dừa', nông - lâm - ngư, nông nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Sâu Bênh Hai Dừa Sự phá hại của sâu bệnh và động vật là một trong những yếu tố chính làm giảm năng suất dừa ở Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSCL cũng như ở các nước trồng dừa trên thế giới. Người ta tìm thấy có trên 150 loài sâu bệnh gây hại các bộ phận khác nhau trên cây dừa như thân lá hoa trái. Tuy nhiên trong số nầy chỉ có một số loài gây hại trầm trọng và có thể làm chết cây dừa. Trong bài nầy sẽ giới thiệu một số loại côn trùng động vật và một số loại bệnh gây hại quan trọng cũng như có thể làm chết cây dừa. I. Côn trùng và động vật hại dừa 1. Bọ dừa Brontispa longissima Gestro Bọ dừa hay còn gọi là bọ cánh cứng xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch gây hại trên qui mô rộng khắp các tỉnh phía nam. a. Mô tả Bọ cánh cứng trải qua 4 giai đoạn phát triển là trứng ấu trùng nhộng và thành trùng. Bọ có kích thước từ 9-10mm ngang 2-2 25mm râu dài 2 75mm có tập tính hoạt động về đêm. Vòng đời của bọ cánh cứng từ 130-135 ngày. Con cái bắt đầu đẻ trứng khi được 2 tuần tuổi và nó có thể đẻ đến 120 trứng trong suốt vòng đời. Giai đoạn gây hại của bọ cánh cứng là giai đoạn ấu trùng và thành trùng. Thành trùng gây hại nặng hơn ấu trùng. Hình 1 và 2 Hình 1 Bọ dừa Hình 2 Vòng đời Bọ dừa b. Tác hại Thành trùng và ấu trùng bọ cánh cứng tấn công bề mặt của lá chét chưa mở. Chúng ăn lớp biểu bì làm lá bị héo khô mất khả năng quang hợp. Tùy thuộc vào mức độ gây hại mà hoa cái bị rụng không đậu trái hoặc đậu rất ít năng suất giảm. Cây dừa bị bọ cánh cứng tấn công dễ dàng nhận biết bởi các lá ngọn bị cháy khô lá chét cong queo Hình 3 . Hình 3 Lá cháy khô c. Phòng trừ - Biện pháp cơ học Chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn hạn chế môi trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức đề .