Muốn tiêu độc khử trùng có hiệu quả, cần áp dụng đúng qui trình kỹ thuật và lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp. Khi lựa chọn thuốc sử dụng cần xem xét các yếu tố sau: + Đặc điểm mầm bệnh: mỗi loại vi trùng, nấm mốc, virus có đặc điểm vi sinh vật học khác nhau và mỗi loại thuốc sát trùng có cơ chế tác động riêng biệt, do mầm bệnh có thể nhạy cảm với loại thuốc này nhưng lại đề kháng với thuốc sát trùng khác. Ví dụ, nhóm thuốc sát trùng amonium bậc 4. | Biện pháp khống chế dịch bệnh gia súc -gia cầm Tiêu độc khử trùng Muốn tiêu độc khử trùng có hiệu quả cần áp dụng đúng qui trình kỹ thuật và lựa chọn thuốc sát trùng phù hợp. Khi lựa chọn thuốc sử dụng cần xem xét các yếu tố sau Đặc điểm mầm bệnh mỗi loại vi trùng nấm mốc virus có đặc điểm vi sinh vật học khác nhau và mỗi loại thuốc sát trùng có cơ chế tác động riêng biệt do mầm bệnh có thể nhạy cảm với loại thuốc này nhưng lại đề kháng với thuốc sát trùng khác. Ví dụ nhóm thuốc sát trùng amonium bậc 4 rất nhạy cảm với virus nhóm hydrophilic nhưng tác động rất kém với virus nhóm lipophilic virus herpec virus cúm . Đối tượng và điều kiện tiêu độc khử trùng trong điều kiện chưa có dịch hoặc có dịch nhưng không buộc giết vật nuôi và hủy xác việc sát trùng chuồng trại làm giảm số lượng mầm bệnh phòng ngừa dịch bùng phát. Đồng thời việc sát trùng cũng bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi do đó cần chọn thuốc sát trùng không gây kích ứng không độc hại mặc dù tính sát khuẩn yếu. Nhưng đối tượng là chuồng trống xe cộ phân rác hoặc các ổ dịch nguy hiểm buộc giết và hủy xác vật nuôi thì phải chọn các loại thuốc có tính sát khuẩn mạnh như chlorine phenol glutaraldehyde để diệt mầm bệnh hoàn toàn. Nồng độ thuốc và thời gian tiếp xúc tùy từng loại thuốc và đối tượng sát trùng loại mầm bệnh mà áp dụng nồng độ và thời gian tiếp xúc khác nhau. Ví dụ để sát trùng trứng ấp xông formol và thuốc tím trong 20-25 phút nhưng để sát trùng kho chứa sản phẩm động vật khi có dịch cần thời gian 24 giờ. Đối với dịch cúm gà trong việc tiêu độc sát trùng cần lưu ý - Bảo đảm an toàn Người chăn nuôi người làm việc trong ổ dịch phải mang đồ bảo hộ lao động khẩu trang găng tay áo quần bảo hộ và ủng cao su. Sắp xếp dụng cụ gọn để dễ khử trùng tiêu độc. Từ ổ dịch ra phải thay đồ bảo hộ tiêu độc sát trùng quần áo làm vệ sinh. - Không chôn xác gia cầm chất thải gần nguồn nước như sông giếng khu có mực nước ngầm thấp. - Chôn xác gia cầm với số lượng lớn chắc chắn không tránh khỏi ô nhiễm