10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc - Tang Du (chủ biên)

Cuốn sách "10 Đại Mưu Lược Gia Trung Quốc" giới thiệu 10 vị đại mưu lược gia của Trung Quốc được chọn lựa qua sự đánh giá kĩ lưỡng của các học giả. Một số vị mưu lược gia được trình bày trong cuốn sách như Khương Thượng - Vị thỉ tổ các mưu lược gia của Trung Quốc, Phạm Lãi - Mưu lược gia biết tự rút lui đúng lúc, Tôn Tẫn - Một nhà mưu lược quân sự nhẫn nhục bất khuất, Tô Tẫn - Mưu lược gia về thuật Tung hoành bài hợp, Trương Nghi - Nhà tung hoành đưa nước Tần trở thành cường quốc Mời bạn đọc tham khảo. | Các quan liêu người Hán tộc trung thành với triều đình Mãn Thanh như thế, đã giúp ích rất nhiều cho tầng lớp thống trị nhà Thanh. Do vậy, vào năm thứ 6 niên hiệu Thuận Trị (1659), triều đình nhà Thanh đã tiến lên quy định : "Không cần phân biệt là người Mãn hay người Hán, mà chỉ cần xem ai có quan hàm cao, thì người đó được giữ ấn”. Riêng việc tâu lên triều đình, thì cơ quan viên người Mãn cũng như quan viên người Hán đều phải cùng tâu, không cho phép chỉ để quan viên người Mãn tâu, mà không thấy mặt quan viên người Hán. Ban đầu, các Đại Học Sĩ nếu là người Mãn thì được hàm nhất phẩm, còn người Hán thì chỉ được nhị phẩm. Đến năm thứ mười lăm niên hiệu Thuận Trị (1658), tất cả đều được sửa thành nhất phẩm. Riêng các vị Thượng Thư ở Sáu Bộ, trước đây nếu là người Mãn thì được hàm nhất phẩm, còn người Hán thì nhị phẩm. Đến năm Thuận Trị thứ 6 (1659), đều sửa lại là nhị phẩm. Như vậy triều đình đã tiến lên một bước, xóa bỏ sự cách biệt giữa quan viên người Mãn và quan viên người Hán, tạo điều kiện để họ đoàn kết nhất trí với nhau, cùng góp công với triều đình.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.