Cách phòng trị rệp sáp hại chôm chôm Trên cây chôm chôm ở chỗ chúng tôi thường có những con vật nhỏ như hạt mè, hình bầu dục, trên lưng phủ một lớp phấn trắng, nếu nhìn kỹ thì thấy xung quanh người chúng có những tua rất ngắn mầu trắng. Chúng làm cho trái non bị khô chết và rụng, trái chín ăn không ngọt .Xin cho biết có cách nào để phòng trị chúng ? Qua mô tả của bạn kết hợp với những gì mà chúng tôi đã hiểu biết được về cây chôm chôm, chúng tôi. | Rệp sáp hại chôm chôm Cách phòng trị rệp sáp hại chôm chôm Trên cây chôm chôm ở chỗ chúng tôi thường có những con vật nhỏ như hạt mè hình bầu dục trên lưng phủ một lớp phấn trắng nếu nhìn kỹ thì thấy xung quanh người chúng có những tua rất ngắn mầu trắng. Chúng làm cho trái non bị khô chết và rụng trái chín ăn không ngọt .Xin cho biết có cách nào để phòng trị chúng Qua mô tả của bạn kết hợp với những gì mà chúng tôi đã hiểu biết được về cây chôm chôm chúng tôi cho rằng cái con vật đang gây hại trên cây chôm chôm ở chỗ bạn là một loài rệp. Qua điều tra của các nhà chuyên môn thì trên cây chôm chôm thuờng có một vài loài rệp gây hại nhưng phổ biến nhất là loài Rệp sáp phấn Planococcus lilacinus có lẽ con rệp ở chôm chôm nhà bạn là loài rệp này vì qua mô tả chúng tôi thấy chúng khá giống nhau. Đây là một loài côn trùng đa ký chủ vì ngoài cây chôm chôm chúng còn gây hại trên nhiều loại cây ăn trái khác như Ổi Táo Sapô Cam quýt Mãng câu ta Mãng câu xiêm mít. Nhiều nhà vườn cho rằng loài rệp này là một trong vài đối tượng sâu bệnh thường gây hại nặng nhất cho cây chôm chôm. Con trưởng thành cái của lòai rệp này dài khỏang 2 5-4 ly chiều ngang cơ thể khỏang 0 7-3 ly. Rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng. Cơ thể phủ đầy chất sáp trắng như bông nên có người gọi là rầy bông hay rệp bông. Rệp gây hại từ khi trái còn non chích hút trên cuống trái và trái. Chúng thường tập trung rất nhiều ở những chùm trái dầy chặt trong suốt giai đoạn phát triển của trái từ khi còn nhỏ cho đến lúc chín. Trên trái non nếu mật số của rệp cao sẽ làm cho trái không phát triển được và có thể bị rụng sớm. Nếu mật số rệp thấp hoặc tấn công khi trái đã lớn thì trái vẫn tiếp tục phát triển nhưng ăn không ngon ăn lạt chua. Trong qúa trình sống rệp tiết ra mật ngọt tạo môi trường thích hợp cho mấm bồ hóng Capnodium sp. phát triển làm trái bị phủ một lớp bồ hóng mầu đen bẩn bán không được giá cao gây thiệt hại cho nhà vườn. Loài rệp này ít di chuyển chúng sống cộng sinh với kiến đen. Bằng cách kiến đen