Sâu đục thân ngô (bắp), có mặt ở hầu khắp các vùng trồng ngô của nước ta. Chúng là một trong những đối tượng dịch hại thường gây hại rất nặng đối với cây ngô. Cũng giống như sâu xám, chỉ có giai đoạn sâu non đục thân mới gây hại cho cây ngô. Đây cũng là một loài sâu đa thực, ngoài ngô chúng còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như cao lương, kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo. Ở các tỉnh miền Bắc sâu gây. | Sâu đục thân ngô bắp Sâu đục thân ngô bắp có mặt ở hầu khắp các vùng trồng ngô của nước ta. Chúng là một trong những đối tượng dịch hại thường gây hại rất nặng đối với cây ngô. Cũng giống như sâu xám chỉ có giai đoạn sâu non đục thân mới gây hại cho cây ngô. Đây cũng là một loài sâu đa thực ngoài ngô chúng còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như cao lương kê bông đay cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo. Ở các tỉnh miền Bắc sâu gây hại chủ yếu trong vụ ngô Xuân-Hè và Hè-Thu tỷ lệ cây bị hại có khi lên đến 70-80 và có thể làm giảm năng suất đến 20-30 . Gây thất thu rất lớn cho người trồng. Con trưởng thành cái của loài sâu này dài khoảng 13-15mm sải cánh rộng khoảng 30-35mm cánh trước màu vàng nhạt. Con trưởng thành đực nhỏ hơn màu nâu đến nâu vàng. Trưởng thành hoạt động về đêm ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non. Con cái thường đẻ trứng thành từng ổ ở mặt sau các lá bánh tẻ gần gân chính mỗi ổ có vài chục trứng đôi khi lên đến trên một trăm trứng. Trung bình một con cái có thể đẻ 300-500 trứng cá biệt trên trứng khi mới đẻ trứng có màu trắng sữa. Sau khi đẻ khoảng 3-10 ngày tùy theo mùa vụ trong năm thì trứng nở trứng thường nở vào buổi sáng. Khi còn nhỏ sâu non cắn nõn lá ngô hay cuống hoa đực khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau nếu bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn sâu đục vào thân cây hay bắp ngô làm cho cây suy yếu còi cọc nếu gặp gió to cây có thể bị gãy ngang. Cây ngô kém phát triển hạt bị lép làm giảm năng suất và chất lượng hạt. Sâu non có 5 tuổi ở tuổi cuối cùng sâu dài khoảng 22-28mm. Khi đẫy sức sâu hóa nhộng ở ngay đường đục trong thân cây hoặc trong bẹ lá lõi bắp lá bao. Để phòng trừ sâu có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau Bố trí luân canh các loại cây trồng một cách hợp lý. Không nên gieo trồng ngô hoặc kê cao lương. và một số loại cây là ký chủ phụ khác của sâu liên tục năm này qua năm khác nếu điều kiện cho phép tốt nhất nên luân canh với cây trồng nước như lúa nước .