Lịch sử thế giới trung đại là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Sự kiện đánh dấu kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thờ cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642. Mời bạn đọc tham khảo. | Unrich Plỉôn Húttơn là người Đức đã thẳng tay phê phán Giáo hôi. Ông cho rằng Kitô giáo và Giáo hoàng là tai hoạ cho nước Đức đồng thời hi vọng sẽ có một thời kì trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chính là Giáo hoàng nước Đức sẽ được thống nhất và trở thành một nước lớn mạnh. lan Huxơ là người Tiệp Khắc chủ trương cải cách Giáo hội và tảch rời nước Tiệp ra khỏi sự thống trị của Giáo hội. Những tác phẩm của Huxơ đã được Luthơ nghiên cứu khá nhiều trước cải cách tôn giáo của ông. Ngoài ra trong nhiều trường đại học các giáo sư và sinh viên đã thành lập tiểu tổ nhân vàn chủ nghĩa. Họ chế giễu những giáo lí giả dối của Giáo hội và kịch liệt chỉ trích Kitô giáo. Một tiểu tổ nhân văn chủ nghĩa đã in một cuốn sách trào phúng nhan đề Đức tin của người ngu. Trong sách này họ phơi bày cái ngu dốt nhưng xảo trá của tầng lữ chê giễu tư tưởng sùng bái tượng thần và cách bình giảng những vấn đề vụn vặt trong giáo lí của tăng lữ. Đầu thế kỉ XVI sự căm thù Giáo hội của mọi tầng lớp nhân dân Đức đã trở thành phổ biến và rộng lớn. Trong tình hình đó một mục sư là Máctin Luthơ 1483-1546 đã tiến hành một cuộc vận động cải cách tôn giáo. Luthơ là con một nông dân miền núi Thurinhghen Đông Nam nước Đức . Cha ông sau thành thợ mỏ và cuối cùng là một chủ giàu có trong giới xí nghiệp hầm mỏ. Lúc còn trẻ Luthơ học luật ở trường đại học Écphuya rổi trở thành tu sĩ. Năm 1509 ổng làm Giáo sư triết học và thần học ở Trường Đại học Víttenbéc. Thời gian này những tư tưởng nhân văn và sự phê phán nhà thờ thiên chúa giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới Luthơ. Ông đã dần dần từ người hưởng ứng trở thành người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức. Luthơ vẫn tin vào thượng đế tin vào sự cứu rỗi nhưng ông phản đối quan niệm cũ của nhà thờ cho rằng con người được cứu vớt bằng việc làm những điều thiện và gắn bó với nhiều hình thức nghi lễ phức tạp khác. Ông chủ trương sự cứu vớt con người bằng lòng tin chỉ cần bằng lòng tin thôi mà không cần hành thiện. Ông nói rằng con người có lòng tin vào Thượng đế là đủ. Lời .