Tham khảo tài liệu 'lịch sử thế giới cận đại part 10', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | hiến pháp và thiết lập chế độ lập hiến ở Thổ. Phong trào lôi cuốn đông đảo tư sản tiểu tư sản và các phẩn tử dân chủ khác. Năm 1876 do tình trạng khủng hoảng ngày càng trẳm trọng ngân quỹ bị phá sản khởi nghĩa bùng nổ liên tiếp ở Hecxêgôvina Bôxnhia Bungari các nước Ban Cảng và sự can thiệp của các nước phương Tây. chính quyển của Xuntan Apđun Adit trị vì từ 1861 - 1876 bị sụp đô . Quyền hành thực tế rơi vào tay phái Oxman mới Míthát được cử làm thủ tướng. Xuntan Apđun Hamit II trị vị từ 1876 - 1909 hứa hẹn với Míthát sẽ ban hành hiến pháp theo kiểu những nước quân chủ tư sản châu Âu nhưng thực ra đó chỉ là biện pháp xoa dịu phong trào Oxman mới và để chống Nga đang lên tiếng đòi quyển tự trị cho các tỉnh thành Ban Căng. Tháng 12 - 1876 khi hội nghị quốc tế bàn vể vấn để cải tổ vùng Ban Càng họp ở Xtămbun Apđun Hamit II công bố hiến pháp nhưng chỉ đầu tháng giêng năm sau khi hội nghị bế mạc thì lập tức cách chức Míthát và thủ tiêu hiến pháp. Đến năm 1878 sau thất bại của Thổ trong cuộc chiến tranh với Nga 1877 - 1878 Xuntan II liền hủy bỏ việc triệu tập nghị viện theo quy định của hiến pháp và tiến hành đợt khủng bố trắng. Tổ chức Oxman mới bị ngăn cấm. Dự định cải cách tư sản - tuy còn rất hạn chế - bị thất bại. II. CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN CHUYÊN CHẾ VÀ TÌNH TRẠNG NỬA THUỘC ĐỊA CỦA THỔ NHĨ KÌ cuối THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX 1. Chế dộ phong kiến chuyên chế Apdun Hamit II Sự thất bại của những dự án cải cách đã kìm hâm Thổ Nhỉ Kì trong tình trạng phong kiến lạc hậu. Sau khi giải tán nghị viện Áp dun Hamit II thiết lập chế độ chuyên chế độc tài tập trung quyền lực vào tay Xun tan Halipha xóa bỏ bất cứ một yêu sách hoặc tư tưởng tiến bộ nào. Những người tiến bộ như Míthát Hamức Kêman bị bắt đi đày và nhiêu người phái Lập hiến phải bỏ chạy sang nước khác. Chỗ dựa của chế độ chuyên chế Ấpđun Hamít II là bọn địa chủ phong kiến thủ lĩnh các bộ lạc người Cuốcxcơ giáo hội sĩ quan phản động và quan lại. 0 miền Đông và Tây Nam còn có nhiều bộ lạc người Cuốcxcơ và người .