Trong những thập kỷ qua, các nhà lâm nghiệp trên thế giới đã nhận ra rằng cần phải thay đổi vai trò của mình từ những người “giám hộ tài nguyên rừng” (guardians of the forest), thay vào đó là gia tăng vai trò hướng con người vào các hoạt động lâm nghiệp và chú trọng hơn nữa những nhu cầu liên quan đến rừng của người dân sống trong và gần rừng (FAO 1978; Ngân hàng thế giới, 1978 dẫn từ Wiersum). Một khuôn mẫu quản lý rừng và đất rừng hướng con người vào các hoạt động. | Những nhân tố đầu vào cho phát triển lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng thôn bản Hoàng Liên Sơn Cao Lâm Anh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trong những thập kỷ qua các nhà lâm nghiệp trên thế giới đã nhận ra rằng cần phải thay đổi vai trò của mình từ những người giám hộ tài nguyên rừng guardians of the forest thay vào đó là gia tăng vai trò hướng con người vào các hoạt động lâm nghiệp và chú trọng hơn nữa những nhu cầu liên quan đến rừng của người dân sống trong và gần rừng FAO 1978 Ngân hàng thế giới 1978 dẫn từ Wiersum . Một khuôn mẫu quản lý rừng và đất rừng hướng con người vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm tìm kiếm giải pháp phát triển rừng bền vững đã được thực hiện ở Việt Nam từ những năm 90 dưới những tên gọi khác nhau như Lâm nghiệp cho sự phát triển cộng đồng Forestry for community development Quản lý rừng cộng đồng Community forest management Lâm nghiệp cộng đồng Community forestry Lâm nghiệp xã hội Social forestry Khuyến lâm Forestry Extension và Lâm nghiệp làng bản Village forestry . Theo đó thực chất là khuyến khích và thu hút người dân trong thôn bản tham gia vào việc quản lý và chia sẻ lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của họ tạo thêm thu nhập và việc làm và bảo vệ môi trường duy trì sự ổn định sản xuất nông nghiệp. 1 Nội dung của bài viết này tập trung thảo luận chiến lược và khả năng thích ứng của nó cho sự phát triển lâm nghiệp có sự tham gia cụ thể như sau Sự cung cấp dưới các dạng khác nhau của những nhân tố đầu vào Sự tham gia của người dân trong các mô hình tổ chức thực hiện dự án lâm nghiệp có sự tham gia. Vai trò của những nhà chuyên môn lâm nghiệp trong các dự án đó. Kết quả nghiên cứu Đánh giá tình hình quản lý rừng cộng đồng cấp thôn bản của một số dân tộc vùng núi bắc bộ và đề xuất khuyến nghị xây dựng chính sách quản lý rừng cộng đồng Cao Lâm Anh 2001 cho rằng Quản lý rừng cộng đồng cần được tồn tại song song với các hình thức quản lý rừng khác. Tuy nhiên về mặt pháp lý Nhà nước chưa công nhận tư .