Thông tư số 10/2009/TT-BNN về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để bổ sung một số điểm của Thông tư số 127/2008/TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN Số 10 2009 TT-BNN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 04 tháng 3 năm 2009 THÔNG TƯ BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 127 2008 TT-BNN NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2008 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ HƯỚNG DẪN VIỆC TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP Căn cứ Nghị định số 01 2008 NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn Căn cứ Thông tư số 127 2008 TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp Căn cứ tình hình thực tế chuyền rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng cao su trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố sung một số điểm của Thông tư số 127 2008 TT-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triền nông thôn về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp như sau 1. Bổ sung điểm a tiết khoản 2 Mục II như sau a Đối với các tỉnh Tây Nguyên - Rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 110 mét khối trên một héc ta sau đây viết tắt là m3 ha - Rừng hỗn giao gỗ tre nứa có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 65 m3 ha - Rừng khộp rừng rụng lá có trữ lượng gỗ bình quân theo lô nhỏ hơn 50 m3 ha. Riêng những dự án trồng cao su đã trình các ngành chức năng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 12 năm 2008 nhưng chưa phê duyệt có trữ lượng gỗ bình quân theo lô lớn hơn hoặc bằng 50 m3 ha và nhỏ hơn 100 m3 ha thì được thực hiện theo dự án đã lập. 2. Bổ sung điểm d tiết khoản 4 Mục II như sau d Sau khi dự án được phê duyệt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế và cấp phép khai thác tận dụng lâm sản cho chủ rừng hoặc đơn vị khai thác tận dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc khai thác tận dụng lâm sản có thể tiến hành trước hoặc đồng thời với công tác khai hoang chuẩn