Ngày 16 tháng 10 năm 2006 nhóm các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu hạt nhân của Nga và các cộng sự tại California (Mỹ) đã công bố kết quả về việc cho ra đời một nguyên tố hóa học mới có số nguyên tử 118 được coi là nguyên tố siêu nặng Sau khi cho Canxi (calcium) tác dụng với nguyên tố nhân tạo Californium, các nhà khoa học thu được nguyên tử với 118 proton trong hạt nhân. Nguyên tố mới chỉ tồn tại trong một phần triệu giây sau đó chuyển thành nguyên tố 114 tiếp. | Khí trơ nhân tạo đầu tiên Ngày 16 tháng 10 năm 2006 nhóm các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu hạt nhân của Nga và các cộng sự tại California Mỹ đã công bố kết quả về việc cho ra đời một nguyên tố hóa học mới có số nguyên tử 118 được coi là nguyên tố siêu nặng Sau khi cho Canxi calcium tác dụng với nguyên tố nhân tạo Californium các nhà khoa học thu được nguyên tử với 118 proton trong hạt nhân. Nguyên tố mới chỉ tồn tại trong một phần triệu giây sau đó chuyển thành nguyên tố 114 tiếp theo đó chuyển thành nguyên tố 112 và tách đôi. Tuy nhiên đây là nguyên tố tổng hợp nặng nhất và là khí trơ nhân tạo đầu tiên. Nếu được công nhận nguyên tố mới còn chưa được đặt tên này có thể được xếp đứng dưới radon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Vào năm 1999 các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả tạo thành công nguyên tố 118 nhưng phải rút lại công trình này vào năm 2002 do không đưa ra được những dẫn liệu chứng minh tính chính xác và một thành viên trong nhóm rút tên khỏi nhóm tác giả công trình và phủ nhận kết quả. Ba trong số các nhà khoa học của nghiên cứu đó cũng là đồng tác giả của công bố lần này. Moody một thành viên của nhóm cho biết lần này số liệu không chỉ do một thánh viên duy nhất nắm giữ mà các thành viên khác cũng có thể theo dõi để hạn chế tối đa trường hợp chỉ một cá nhân đã có thể phủ nhận hết kết quả. Theo GS Richard Casten phó tổng biên tập tạp chí Physical Review C tạp chí đăng tải công trình này việc cho công bố kết quả nghiên cứu lần này phải được cân nhắc đặc biệt do tính nhạy cảm của vấn đề. Ông cũng cho rằng chỉ khi được xác nhận bởi các nhà khoa học khác thì một nguyên tố mới chính thức được khai sinh. Theo Moody việc chờ đợi thường phải mất vài năm. Theo Konrad Gelbke đại học Michigan tạo một nguyên tố mới là một công việc cực kỳ khó khăn tựa như tạo thêm một chiếc chén thánh Holy Grail trong vật lý hạt nhân vậy. Không chỉ các tác giả của công trình mà nhiều người đang cùng chờ đợi Hội Hóa học Quốc tế thông qua để công nhận và đặt tên cho .