Nghiên cứu khoa học " Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ (Ba Vì-hà tây) "

Keo và bạch đàn là 2 nhóm cây có nguồn gốc từ úc được đưa vào nước ta trong đó một số loài như A. auriculiformis, A. mangium, E. camaldulensis, E. tereticornis, E. urophylla đã được gây trồng rộng rãi. Nhiều loài và xuất xứ mới của 2 nhóm cây này hiện đang được trồng khảo nghiệm để tiếp tục đưa vào gây trồng và phát triển. | Kết quả điều tra thành phần sâu hại và mức độ hại của chúng trên các khu thử nghiệm xuất xứ keo và bạch đàn tại Đá chông và Cẩm Quỳ Ba Vì-hà tây Nguyễn Văn Độ Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam Keo và bạch đàn là 2 nhóm cây có nguồn gốc từ úc được đưa vào nước ta trong đó một số loài như A. auriculiformis A. mangium E. camaldulensis E. tereticornis E. urophylla đã được gây trồng rộng rãi. Nhiều loài và xuất xứ mới của 2 nhóm cây này hiện đang được trồng khảo nghiệm để tiếp tục đưa vào gây trồng và phát triển. Cùng với việc mở rộng diện tích của 2 nhóm cây này tình hình sâu hại hiện nay đang diễn biến rất phức tạp nhiều loài sâu mới xuất hiện và một số loài đã gây thành dịch ở các địa phương như sâu xám sâu túi ăn lá keo tai tượng tại Tuyên Quang và Hà Tây xén tóc đục thân bạch đàn tại Kiên Giang sâu đục thân keo lá tràm tại Gia Lai. đòi hỏi phải tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại đánh giá mức độ phá hại của chúng để xác định ưu tiên nghiên cứu và đối tượng phòng trừ. Mặt khác những thông tin trên thế giới gần đây cho thấy ngoài biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại như sử dụng thuốc trừ sâu bệnh hoá chất các chế phẩm sinh học. biện pháp tuyển chọn những loài xuất xứ cây có tính kháng hoặc ít bị sâu bệnh hại đang được thịnh hành và có nhiều kết quả đáng khích lệ. Việc tuyển chọn này không chỉ lợi ích về mặt kinh tế mà cả về môi trường do việc giảm hoặc không cần sử dụng các loại thuốc hoá học trong công tác phòng trừ sâu bệnh. Để góp phần vào công tác điều tra thành phần loài sâu hại cây rừng nói chung đồng thời tìm hiểu về tính mẫn cảm sâu hại đối với các loài và xuất xứ của keo và bạch đàn chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần loài sâu hại và đánh giá mức độ hại trên các khu thử nghiệm loài và xuất xứ của 2 nhóm cây này nhằm góp phần cho việc định hướng nghiên cứu phòng trừ và tuyển chọn những loài và xuất xứ ít bị sâu hại phục vụ cho việc quản lý bảo vệ rừng keo và bạch đàn trong thời gian tới. 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng và địa điểm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.