Nghiên cứu khoa học " Khai thác bảo đảm tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy "

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê có khoảng 100 loài tre nứa phân bố khắp cả nước. Tre lồ ô là loài phong phú nhất trong rừng tre nứa tự nhiên ở miền Nam Việt Nam. Loài này mọc thuần loại và còn khoảng ha tập trung chủ yếu ở miền Nam Tây Nguyên, Thuận Hải, Sông Bé, Đồng Nai. Lồ ô được sử dụng trong xây dựng, làm đồ gia dụng, mỹ nghệ và nguyên liệu giấy. Tuy vậy, việc khai thác bừa bãi và canh tác nương rẫy đã làm giảm diện tích và. | Khai thác bảo đảm tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy Hứa Vĩnh Tùng Trung tâm NC Lâm sinh Lâm Đồng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tại Việt Nam theo số liệu thống kê có khoảng 100 loài tre nứa phân bố khắp cả nước. Tre lồ ô là loài phong phú nhất trong rừng tre nứa tự nhiên ở miền Nam Việt Nam. Loài này mọc thuần loại và còn khoảng ha tập trung chủ yếu ở miền Nam Tây Nguyên Thuận Hải Sông Bé Đồng Nai. Lồ ô được sử dụng trong xây dựng làm đồ gia dụng mỹ nghệ và nguyên liệu giấy. Tuy vậy việc khai thác bừa bãi và canh tác nương rẫy đã làm giảm diện tích và khả năng sản xuất của rừng. Việc nghiên cứu các biện pháp lâm sinh thích hợp để khai thác rừng Lồ ô hướng tới cấu trúc rừng ổn định và có năng suất cao cũng như nghiên cứu những tính chất lý hoá của nó phục vụ cho chương trình nguyên liệu giấy của vùng là điều cần thiết. I. Nghiên cứu khai thác đảm bảo tái sinh Quần thể Lồ ô được hình thành từ quá trình diễn thế thứ sinh bởi 2 nguyên nhân Sau khi khai thác rừng gỗ và hiệu quả sau khai thác nương rẫy. Cách thức khai thác đơn giản nhất là khai thác trắng nhưng điều này có tác hại là - Lãng phí nguồn tài nguyên. - Làm giảm sự sinh trưởng của thân ngầm không có cây mẹ cung cấp dinh dưỡng . - Xói mòn đất. - Cỏ dại xâm lấn nhanh chóng. - Nguồn tài nguyên không được sử dụng liên tục. Do đó các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải được áp dụng đối với quần thể Lồ ô tự nhiên. Để thiết lập thí nghiệm ngoài thực địa đề tài đã chọn khu rừng Lồ ô tự nhiên ở tiểu khu 200 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Lâm Hà huyện Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng. Vị trí các ô thí nghiệm để thu thập số liệu ở chân sườn và đỉnh đồi. Lâm phần được chia làm 3 tổ tuổi non vừa và già. Qua số liệu hu thập trong 4 lô trừ lô số II thì lâm phần có quy luật phân bố số lượng theo tuổi là Cây vừa Cây non Cây già 15 19 66 Như vậy do trong lâm phần cây non và cây già có số lượng lớn còn cây vừa ít nhất về số lượng nên đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thì lâm phần mới ổn định. Bảng 1. Phân bố số

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.