Rừng là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm vì vai trò và chức năng của nó trên cả 3 lĩnh vực môi trường, kinh tế, xã hội. Mối quan tâm lớn nhất trong phạm vi một quốc gia và toàn cầu là sự mất rừng và suy thoái rừng ở mức báo động và làm sao quản lý rừng một cách bền vững. Theo thống kê của Tổ chức FAO, trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất, trong khi phần. | Một vài Kinh nghiệm quản lý rừng trồng bền vững trong các dự án trồng rừng Việt - Đức Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp VN Rừng là một trong những vấn đề được toàn thế giới quan tâm vì vai trò và chức năng của nó trên cả 3 lĩnh vực môi trường kinh tế xã hội. Mối quan tâm lớn nhất trong phạm vi một quốc gia và toàn cầu là sự mất rừng và suy thoái rừng ở mức báo động và làm sao quản lý rừng một cách bền vững. Theo thống kê của Tổ chức FAO trong mấy chục năm gần đây trên thế giới đã có trên 200 triệu ha rừng tự nhiên bị mất trong khi phần lớn những diện tích rừng hiện còn đã bị thoái hoá nghiêm trọng cả về mặt đa dạng sinh học cũng như chức năng sinh thái. Mặc dù đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng nhưng hiện nay sự mất và suy thoái rừng nhất là rừng nhiệt đới vẫn còn ở mức cao. Theo FAO 1997 trong giai đoạn 1980-1990 mỗi năm thế giới có 15 5 triệu ha rừng tự nhiên bị mất còn trong giai đoạn 19901995 mỗi năm vẫn mất tới 13 7 triệu ha. Như vậy chỉ trong 16 năm 1980-1995 cả thế giới đã có khoảng 237 triệu ha bị mất. Đặc biệt ở khu vực Đông Nam á có tỷ lệ mất rừng cao nhất là 1 6 mỗi năm trong khi đó ở Bắc Mỹ chỉ là 0 1 tỷ lệ chung của thế giới là 0 8 . ở Việt Nam năm 1943 cả nước ta có 14 3 triệu ha rừng độ che phủ là 43 . Hiện nay diện tích rừng ở Việt Nam chỉ vào khoảng ha độ che phủ là 33 31 . Con số này quả là quá thấp để có thể đảm bảo an toàn môi trường sinh thái cho một quốc gia. Thấy rõ được tầm quan trọng của rừng đối với nền kinh tế quốc dân và đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở áp dụng đường lối đổi mới Chính Phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm lưu ý đến việc quản lý bền vững rừng và khai thác hợp lý tài nguyên rừng bằng các giải pháp chính sách tổ chức quản lý xã hội hoá nghề rừng. Việt Nam là một trong nhiều quốc gia đang có những chuyển biến rất lớn về phát triển lâm nghiệp. Rừng Việt Nam đã và đang đóng vai trò to lớn về môi trường kinh tế xã hội vì vậy việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững đang là vấn đề quan tâm của Nhà nước