Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời kỳ 1998 - 2010 do Quốc hội phê chuẩn là một chương trình trọng điểm quốc gia. Trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất là một hợp phần chính của dự án 5 triệu ha, trực tiếp đáp ứng các mục tiêu về cầu gỗ và lâm sản cho kinh tế và đời sống nhân dân, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần phát triển kinh tế xã hội miền núi, đồng thời làm tăng thêm 9,37% độ che phủ. | về tính khả thi trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 5THR Vũ Long Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời kỳ 1998 - 2010 do Quốc hội phê chuẩn là một chương trình trọng điểm quốc gia. Trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất là một hợp phần chính của dự án 5 triệu ha trực tiếp đáp ứng các mục tiêu về cầu gỗ và lâm sản cho kinh tế và đời sống nhân dân tạo thêm công ăn việc làm tăng thu nhập cho dân cư góp phần phát triển kinh tế xã hội miền núi đồng thời làm tăng thêm 9 37 độ che phủ rừng để đảm bảo độ che toàn quốc 43 vào năm 2010. Sau 2 năm thực hiện dự án kết quả trồng mới rừng sản xuất được gồm rừng và cây công nghiệp và cây lấy quả. So với chỉ tiêu kế hoạch hàng năm trồng rừng đạt kế hoạch còn trồng cây công nghiệp chỉ đạt 12 5 . Nếu so với mục tiêu 3 triệu ha mới thực hiện được 5 1 trong khi quỹ thời gian kế hoạch đã trôi qua 16 . Trong báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 19992000 của Bộ NN PTNT nhận định rằng Việc trồng rừng sản xuất để lấy gỗ nguyên liệu phát triển rất chậm còn các cây công nghiệp dài ngày như cao su cây lấy quả . . . phát triển bình thường . Không thể biện minh rằng đây là những năm đầu khởi động dự án. Khi nghiên cứu các tài liệu dự án 5 triệu ha rừng và trước thực tiễn thực hiện kế hoạch trồng rừng sản xuất 2 năm qua chúng tôi có suy nghĩ đôi điều về tính khả thi của chỉ tiêu trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất nhấn mạnh vào những thách thức cản trở. 1. Có đủ diện tích đất trống đồi trọc để trồng 3 triệu ha rừng sản xuất không Câu hỏi này đã từng được nêu ra ở một số quan chức và cơ quan cao cấp nhưng nay đã có lời giải đáp. Theo Tổng cục Địa chính 11 2000 1 tổng quỹ đất chưa sử dụng cả nước có chiếm 28 18 tổng quỹ đất của cả nước bao gồm - Đất đồi núi chưa sử dụng chiếm 82 93 tổng diện tích đất chưa sử dụng. - Đất bằng chưa sử dụng chiếm 6 35 tổng diện tích đất