* Nguyên lí thời gian tối thiểu cho sự phản xạ Chúng ta phải chọn giữa một sự giải thích không rộng rãi của sự phản xạ ở cấp độ nguyên tử và một mô tả hình học đơn giản hơn không phải là cơ bản. Có một cách thứ ba mô tả sự tương tác của ánh sáng và vật chất rất sâu sắc và đẹp đẽ. Được nhấn mạnh bởi nhà vật lí thế kỉ 20 Richard Feynman, nó được gọi là nguyên lí thời gian tối thiểu, hay nguyên lí Fermat. Hãy bắt đầu với sự chuyển. | Benjamin Crowell Quang học - Phần 5 Nguyên lí thời gian tối thiểu cho sự phản xạ Chúng ta phải chọn giữa một sự giải thích không rộng rãi của sự phản xạ ở cấp độ nguyên tử và một mô tả hình học đơn giản hơn không phải là cơ bản. Có một cách thứ ba mô tả sự tương tác của ánh sáng và vật chất rất sâu sắc và đẹp đẽ. Được nhấn mạnh bởi nhà vật lí thế kỉ 20 Richard Feynman nó được gọi là nguyên lí thời gian tối thiểu hay nguyên lí Fermat. Hãy bắt đầu với sự chuyển động của ánh sáng không tương tác với vật chất nào hết. Trong chân không ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Điều này được diễn dịch lại như sau trong số mọi đường đi khả dĩ ánh sáng có thể đi từ P đến Q đường đi duy nhất có khả năng xảy ra về mặt vật lí là đường đi tốn ít thời gian nhất. í 8 c o Những đường liền nét là những đường đi có thể có về mặt vật lí cho tia sáng đi từ A đến B và từ A đến C. Chúng tuân theo nguyên lí thời gian tối thiểu. Những đường đứt nét không tuân theo nguyên lí thời gian tối thiểu và không có khả năng xảy ra trên phương diện vật lí. Còn sự phản xạ thì sao Nếu ánh sáng đang đi từ điểm này đến điểm kia bị phản xạ trên đường đi thì đường đi nhanh nhất thật sự là con đường có góc tới và góc phản xạ bằng nhau. Nếu điểm bắt đầu và điểm kết thúc cách đều bề mặt phản xạ o thì chẳng khó khăn gì bạn có thể tự thuyết phục mình rằng điều này là đúng dựa trên sự đối xứng. Còn có một cách chứng minh khéo léo và đơn giản thể hiện trong hình p cho trường hợp tổng quát hơn trong đó điểm bắt đầu và điểm kết thúc cách bề mặt phản xạ những khoảng cách khác nhau. Nguyên lí thời gian tối thiểu không chỉ áp dụng cho ánh sáng trong chân không và ánh sáng đang phản xạ mà chúng ta sẽ thấy trong một chương ở phần sau nó cũng áp dụng được cho sự bẻ cong ánh sáng khi ánh sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác. p Đường đi AQB và APB là hai đường đi khả dĩ mà ánh sáng có thể đi từ A đến B với một lần phản xạ nhưng chỉ đường AQB là có khả năng trên phương diện vật lí. Chúng ta muốn chứng minh đường