Là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lưu lượng mưa lớn cho nên Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp giới trong việc xuất khẩu cà phê (đứng sau Brazin). Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organization) tổ chức thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó lĩnh vực xuất khẩu cà phê cũng chuyển sang một bước ngoặc lớn. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 2,11 tỷ USD, tăng. | - Thiết bị và cách thức thu hái, phơi khô, bảo quản cà phê của nông dân vẫn còn lạc hậu. Thứ nhất: hái lẫn quả xanh là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng cà phê không đảm bảo với tiêu chuẩn xuất khẩu của Việt Nam và thế giới. Vì vậy, cần chú trọng hơn trong việc thu hoạch. Xét đến chất lượng nhiều hơn là xét về số lượng. Người nông dân cần thu hoạch tuyển chọn các quả chín hẳn không nên chạy theo số lượng mà thu hoạch lẫn lộn cả quả xanh làm cho giá bán tụt giảm xuống. Thứ hai: việc phơi khô trên nền đất làm cho cà phê bị lẫn với đất cát cũng ảnh hưởng không kém đến chất lượng của cà phê. Đầu tư vào sân bãi phơi cà phê cũng là một trong những đầu tư quan trọng nhằm nâng cao chất lượng của hạt cà phê. Thứ ba: khâu bảo quản cũng hết sức quan trọng, đa số nông dân trồng cà phê là những hộ không có nhiều đất trồng, thiếu vốn về việc đầu tư nên họ không có khả năng xây dựng những nhà kho đủ tiêu chuẩn cho việc bảo quản cà phê. Cho nên hiện nay vẫn còn thực trạng nông dân ủ cà phê trên nền đất làm cho cà phê dễ bị ẩm mốc. Trong việc đầu tư vào sân bãi phơi khô, nhà kho bảo quản tốn rất nhiều tiền nên việc đầu tư sẽ là khó khăn nếu chỉ là một hộ đơn lẻ. Vì vậy, cần có việc kết hợp đầu tư giữa những hộ lân cận với nhau để có thể vừa đảm bảo chất lượng cà phê vừa bán cà phê với một sản lượng lớn hơn vừa giúp cho việc kèo giá với thương lái được tốt hơn.