Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của Việt Nam. Mối (Isoptera) là đối tượng côn trùng hại có thể gây cây con bạch đàn và keo với tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của chúng đối với rừng trồng bạch đàn Uro và keo lai tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Trung tâm và Tây Nguyên, với 310 mẫu mối và phân tích định loại được 17 loài mối, thuộc 9 giống và. | Thành phần loài mối Isoptera và đặc điểm gây hại đối với rừng trồng bạch đàn và keo Nguyễn Thị Bích Ngọc Nguyễn Dương Khuê Bùi Thị Thủy Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tóm tắt Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của Việt Nam. Mối Isoptera là đối tượng côn trùng hại có thể gây cây con bạch đàn và keo với tỷ lệ cao. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định thành phần loài mối và đặc điểm gây hại của chúng đối với rừng trồng bạch đàn Uro và keo lai tại các vùng trọng điểm gồm Đông Bắc Tây Bắc vùng Trung tâm và Tây Nguyên với 310 mẫu mối và phân tích định loại được 17 loài mối thuộc 9 giống và 2 họ mối. Bạch đàn Uro và keo lai dưới 1 tuối có tỷ lệ bị mối gây chết cao hơn so với cây tuổi 2 3. Theo vùng địa lý bạch đàn và keo tại Tây Nguyên có tỷ lệ cây bị mối gây hại cao hơn tiếp đến là vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Từ khóa Mối Mối hại bạch đàn Mối hại keo mối hại cây trồng MỞ ĐẦU Bạch đàn và keo là các loài cây trồng rừng chủ lực của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong quá trình gây trồng bạch đàn và keo bị rất nhiều loài côn trùng gây hại. Mối là đối tượng côn trùng có thể gây chết hàng loạt đối với cây con thậm chí gây chết đối với cây trưởng thành khoẻ mạnh của rừng trồng bạch đàn và keo. Do mối hết sức đa dạng về thành phần loài nên tại mỗi vùng địa lý chủng loại mối gây hại bạch đàn và keo rất khác nhau dẫn đến các đặc điểm gây hại của chúng có nhiều khác biệt. Ở Nam Mỹ các loài mối gây hại chủ yếu thuộc các giống Syntermes Procormitermes Cornitermes và Heterotermes. Loài mối gây hại mạnh nhất là Syntermes nanus với khả năng gây chết tới 70 cây bạch đàn non tại một số vùng. Ở Australia hầu hết các diện tích rừng trồng keo phải áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phòng các loài mối thuốc giống Mastotermes tấn công. Tại khu vực Đông Nam Á loài mối Coptotermes curvignathus gây hại nặng là bạch đàn keo thông và cao su. Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nên thành phần loài mối rất phong phú. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về .