Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG QUẢN LÝ VÀ PHỤC HỒI RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ THƯỢNG QUẢNG, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ "

Xã Thượng Quảng có diện tích rừng tự nhiên khá lớn , trong đó có 913,3ha diện tích rừng tự nhiên đã được giao cho nhóm hộ quản lý bảo vệ rừng. Kết quả nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại thôn 2 (người Katu) và thôn 6 (người Kinh) tại xã cho thấy: các thành viên của ban quản lý rừng cộng đồng ở cả hai thôn đều là nam giới, nữ giới chỉ là thành viên được cử tham gia luân phiên trong các đợt tuần tra rừng | NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG QUẢN LÝ VÀ PHỤC HỒI RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ THƯỢNG QUẢNG HUYỆN NAM ĐÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Diên Trường Đại học Nông Lâm Huế Võ Đình Tuyên Văn phòng Chính phủ TÓM TẮT Xã Thượng Quảng có diện tích rừng tự nhiên khá lớn 5ha trong đó có 913 3ha diện tích rừng tự nhiên đã được giao cho nhóm hộ quản lý bảo vệ rừng. Kết quả nghiên cứu vai trò của giới trong quản lý và phục hồi rừng cộng đồng tại thôn 2 người Katu và thôn 6 người Kinh tại xã cho thấy các thành viên của ban quản lý rừng cộng đồng ở cả hai thôn đều là nam giới nữ giới chỉ là thành viên được cử tham gia luân phiên trong các đợt tuần tra rừng. Nam giới có quyền quyết định hầu hết mọi công việc ngoài xã hội cũng như trong gia đình và dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực hơn phụ nữ đàn ông người Katu có quyền quyết định cao hơn đàn ông người Kinh. Ở cả hai thôn nữ giới quan tâm đến các loại lâm sản sử dụng hàng ngày nam giới quan tâm nhiều đến các loại lâm sản có thể bán được. Phụ nữ Katu là đối tượng thu hái và sử dụng LSNG nhiều hơn nam giới. Hoạt động phát dây leo và thu cây giống hầu hết đều do đàn ông đảm nhận phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ươm cây trồng mây và lồ ô. Từ khóa Quản lý rừng Giới Rừng cộng đồng Tài nguyên rừng ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Xã Thượng Quảng thuộc huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế là xã miền núi bao gồm người Katu và người Kinh cùng sinh sống. Xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tới hơn 60 tuy nhiên rừng tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu đã bị suy giảm cả về diện tích và trữ lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa yêu cầu phải giữ gìn tài nguyên rừng nhằm bảo vệ môi trường sinh thái với thực trạng đời sống nghèo đói của các hộ dân đặc biệt là dân tộc thiểu số có đời sống phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên rừng. Trước thực trạng đó vấn đề đổi mới hình thức quản lý rừng trên địa bàn xã đã được chính quyền các cấp rất quan tâm trong đó có nhân tố mới xuất hiện

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
137    154    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.