Để tạo ra các chi tiết cong trong gia công chế biến đồ mộc, biện pháp gia công uốn ép định hình gỗ xẻ có nhiều ưu điểm hơn so với tạo chi tiết công bằng phương pháp xẻ thông thường, chằng hạn như: tiết kiệm gỗ hơn, chi tiết uốn chịu được cường độ lực tác dụng lớn hơn, dễ đánh nhẵn và trang trí bề mặt hơn. Nhằm hạn chế tỉ lệ phục hồi sau khi uốn và tỉ lệ hư hỏng sản phẩm trong quá trình uốn cần phải xác định các thông số công. | NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ UỐN ÉP GỖ KEO LAI Đặng Đình Bôi Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Quách Văn Thiêm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Để tạo ra các chi tiết cong trong gia công chế biến đồ mộc biện pháp gia công uốn ép định hình gỗ xẻ có nhiều ưu điểm hơn so với tạo chi tiết công bằng phương pháp xẻ thông thường chằng hạn như tiết kiệm gỗ hơn chi tiết uốn chịu được cường độ lực tác dụng lớn hơn dễ đánh nhẵn và trang trí bề mặt hơn. Nhằm hạn chế tỉ lệ phục hồi sau khi uốn và tỉ lệ hư hỏng sản phẩm trong quá trình uốn cần phải xác định các thông số công nghệ uốn tối ưu. Nghiên cứu này đã xác định các thông số công nghệ tối ưu cho sản phẩm gỗ xẻ cần uốn có chiều dày 20 mm và bán kính cong cần uốn là 800mm 1000mm và 1400 mm. Từ khóa Gỗ Keo lai Tỷ lệ phục hồi độ cong sau uốn Tỷ lệ hư hỏng khi uốn ĐẶT VÁN ĐỀ Ngành gỗ Việt Nam trong những năm qua có tốc độ phát triển cao và là một trong 10 ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Chỉ trong 8 năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã tăng gần 11 lần từ 219 triệu USD năm 2000 đã tăng lên khoảng 2 8 tỷ USD năm 2008. Với kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ trong những năm qua Việt Nam đang khẳng định vị trí số 1 ở khu vực Đông Nam Á về sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ. Theo định hướng phát triển ngành chế biến gỗ của Chính phủ đến năm 2020 giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 7 tỷ USD đồng thời phát triển công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản phải trở thành mũi nhọn của kinh tế lâm nghiệp phát triển theo cơ chế thị trường trên cơ sở công nghệ tiên tiến. Để đáp ứng được những yêu cầu từ thực tiễn sản xuất và đòi hỏi của thị trường việc thiết kế và gia công sản phẩm ngoài các yêu cầu về kỹ thuật mỹ thuật chúng ta phải tiết kiệm nguyên liệu. Đồng thời phải đa dạng hóa nguồn nguyên liệu và lựa chọn công nghệ vừa đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nhưng phải tiết kiệm nguyên liệu. Trong sản xuất hàng mộc để nâng cao tính thẩm mỹ người ta thường thiết kế những đường cong lượn. Để gia .