Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương cho thấy trong 3 loại dịch chiết từ lá, rễ và thảm mục cây Keo tai tượng thì dịch chiết từ lá có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ nảy mầm của cả ba loại hạt. Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 10-30% đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm hạt Dẻ đỏ xuống 22,7-43,7% so với đối chứng, làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng và Giáng hương xuống 36,0% và 28,6% so. | ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT KEO TAI TƯỢNG ĐẾN Sự NẨY MẦM CỦA HẠT Kháo vàng dẻ đỏ và Giáng hương Hà Thị Mừng Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Lê Quốc Huy Phí Công Thường Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng Dẻ đỏ và Giáng hương cho thấy trong 3 loại dịch chiết từ lá rễ và thảm mục cây Keo tai tượng thì dịch chiết từ lá có ảnh hưởng mạnh nhất tới tỷ lệ nảy mầm của cả ba loại hạt. Dịch chiết lá Keo tai tượng ở độ đậm đặc 10-30 đã làm giảm tỷ lệ nảy mầm hạt Dẻ đỏ xuống 22 7-43 7 so với đối chứng làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng và Giáng hương xuống 36 0 và 28 6 so với đối chứng ở độ đậm đặc 30 . Dịch chiết từ rễ Keo tai tượng làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt Dẻ đỏ ở độ đậm đặc 20-30 xuống 20 4-26 0 so với đối chứng trong khi làm giảm không đáng kể tỷ lệ nảy mầm của hạt Kháo vàng và Giáng hương. Dịch chiết từ thảm mục Keo tai tượng không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của ba loại hạt. Từ khóa Dịch chiết Keo tai tượng Kháo vàng Dẻ đỏ Giáng hương MỞ ĐẦU Kháo vàng Machilus odoratissma Ness Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii H. et A. Camus và Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz là các loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế cao đang bị khai phá quá mức cần có biện pháp phục hồi và bảo vệ hợp lý. Đây là những loài cây đang được sử dụng trong các chương trình trồng rừng theo phương thức hỗn giao với các loài cây Keo lai Keo tai tượng và Keo lá tràm như những loài cây phù trợ. Thực tế sau 5-6 năm trồng các loài cây bản địa hoặc bị chết hoặc sinh trưởng kém chỉ còn lại các loài Keo. Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết từ các bộ phận cây Keo tai tượng tới các loài cây bản địa lá rộng để đề xuất biện pháp kỹ thuật trồng rừng hỗn giao Keo tai tượng phù trợ với các cây bản địa lá rộng hoặc chuyển hóa các rừng trồng keo thuần loại thành rừng hỗn giao bền vững. Nghiên cứu này đã tiến hành bố trí thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng ức chế của Keo .