Lim xanh là cây gỗ quý, nổi tiếng từ lâu đời và hiện đang được ưa chuộng trên thị trường. Phân bố tự nhiên của cây Lim xanh từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam, Đà Nẵng, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, Lim xanh lại tỏ ra thích hợp trồng trên đất Bình Phước (khu vực Đông Nam Bộ), kể cả cho làm giầu rừng và trồng rừng thuần loài. Trong mô hình làm giầu rừng theo rạch, sau 10 năm, tỷ lệ sống đạt từ 53%-75%, tăng trưởng bình quân năm đạt 1,25cm/năm về đường kính. | BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LIM XANH ERYTHROPHLOEUM FORDII OLIV TẠI BÌNH PHƯỚC Phạm Văn Bốn Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Lim xanh là cây gỗ quý nổi tiếng từ lâu đời và hiện đang được ưa chuộng trên thị trường. Phân bố tự nhiên của cây Lim xanh từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam Đà Nẵng nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên Lim xanh lại tỏ ra thích hợp trồng trên đất Bình Phước khu vực Đông Nam Bộ kể cả cho làm giầu rừng và trồng rừng thuần loài. Trong mô hình làm giầu rừng theo rạch sau 10 năm tỷ lệ sống đạt từ 53 -75 tăng trưởng bình quân năm đạt 1 25cm năm về đường kính và 1 35m năm về chiều cao. Trong mô hình rừng trồng thuần loài sau 3 năm tỉ lệ sống còn 81 81 tăng trưởng đạt 2 15cm năm về đường kính và 1 93m năm về chiều cao. Tuy nhiên đây mới là kết quả bước đầu cần tiếp tục mở rộng quy mô nghiên cứu trên diện rộng với nhiều loại đất khác nhau trong khu vực nhằm bổ sung loài cây này vào danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất trong khu vực sinh thái Đông Nam Bộ đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen. Từ khóa Sinh trưởng Lim xanh tỉnh Bình Phước MỞ ĐẦU Lim xanh là cây gỗ quý được xếp vào nhóm gỗ tứ thiết của Việt Nam Đinh Lim Sến Táu nổi tiếng từ lâu đời được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây dựng cầu đường đóng đồ gia dụng đồ cao cấp. và hiện đang được thị trường ưa chuộng. Do được ưa chuộng nhiều cộng với việc khai thác không hợp lý dẫn đến Lim xanh ngoài tự nhiên đã dần bị cạn kiệt cần được chú ý nghiên cứu gây trồng và bảo tồn. Theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa thì Lim xanh phân bố tự nhiên ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam song dải phân bố chính kéo dài từ Quảng Ninh Nam Lạng Sơn Bắc Ninh Bắc Giang qua Vĩnh Phúc Phú Thọ Hà Tây Hòa Bình Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh tới Quảng Bình. Còn theo tác giả Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên thì phạm vi phân bố của cây Lim xanh từ biên giới Việt Trung đến Quảng Nam Đà Nẵng. Tuy nhiên một số mô hình rừng trồng thí nghiệm cây .