Nghiên cứu khoa học " KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG "

Kết quả điều tra khả năng tái sinh của một số loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ cho thấy có khoảng 12-22 loài cây gỗ lá rộng có khả năng tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng 15-16 tuổi. Trong đó, khoảng 4-8 loài cây gỗ lá rộng có giá trị kinh tế cao và đang được sử dụng trồng rừng ở Việt Nam. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc dao động trong. | KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA CÁC LOÀI CÂY GỖ LÁ RỘNG DƯỚI TÁN RỪNG TRỒNG LUỒNG Hoàng Văn Thắng Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả điều tra khả năng tái sinh của một số loài cây gỗ lá rộng dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc - Thanh Hóa và Cầu Hai - Phú Thọ cho thấy có khoảng 12-22 loài cây gỗ lá rộng có khả năng tái sinh dưới tán rừng trồng Luồng 15-16 tuổi. Trong đó khoảng 4-8 loài cây gỗ lá rộng có giá trị kinh tế cao và đang được sử dụng trồng rừng ở Việt Nam. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng trồng Luồng ở Ngọc Lặc dao động trong khoảng từ 110-420 cây ha trong khi đó mật độ cây tái sinh của các loài cây gỗ dưới tán rừng Luồng tại Cầu Hai là 74-919 cây ha. Mật độ tái sinh của các loài cây gỗ có giá trị kinh tế dao động trong khoảng từ 74-330 cây ha. Mặc dù không chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành loài cây tái sinh song các loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao lại có khả năng sinh trưởng tương đối tốt. Chiều cao trung bình của các loài cây này đạt từ 1 1-5 7m. Đây là các loài cây có sinh trưởng phát triển tốt và có triển vọng trong việc trồng hỗn giao với Luồng. Từ khóa Cây gỗ lá rộng tái sinh rừng Luồng. ĐẶT VẤN ĐỀ Luồng là một trong những loài cây đa tác dụng đã và đang được người dân ở nhiều tỉnh phía Bắc đưa vào trồng như là một loài cây trồng rừng chính. Luồng được trồng nhiều nhất ở các địa phương như Thanh Hóa 16ha Hòa Bình và Cầu Hai - Phú Thọ 135ha . Mặc dù đã được trồng từ lâu và với diện tích lớn song hầu hết rừng trồng Luồng đã có là rừng thuần loài và được kinh doanh liên tục trong nhiều luân kỳ. Đến nay nhiều diện tích rừng trồng Luồng thuần loài ở các địa phương trên đã bộc lộ nhiều nhược điểm như dịch sâu bệnh phát triển mạnh năng suất và chất lượng rừng trồng giảm đi rõ rệt. Nhằm hạn chế những tồn tại trên và để kinh doanh rừng Luồng được bền vững cần có những biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp. Một trong những biện pháp đó là xây dựng rừng trồng hỗn giao Luồng và .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.