Lớp phủ thảm thực vật rừng giữ vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất,. và nó càng có vai trò to lớn trong các khu rừng đặc dụng là bảo tồn hệ sinh thái mẫu chuẩn và các loài động thực vật quí hiếm. Sự thay đổi lớp phủ thảm thực rừng có thể làm mất đi các hệ sinh thái mẫu chuẫn cũng như loài động thực vật quí hiếm do hoạt động của con người hay do các hiện tượng tự nhiên gây nên. Ứng dụng phương pháp viễn thám và. | 1 NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI LỚP PHỦ THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ TỈNH THỪA Thiên HUÉ Đặng Ngọc Quốc Hưng Vườn Quốc gia Bạch Mã Thừa Thiên-Huế TÓM TẮT Lớp phủ thảm thực vật rừng giữ vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước hạn chế lũ lụt hạn hán xói mòn đất . và nó càng có vai trò to lớn trong các khu rừng đặc dụng là bảo tồn hệ sinh thái mẫu chuẩn và các loài động thực vật quí hiếm. Sự thay đổi lớp phủ thảm thực rừng có thể làm mất đi các hệ sinh thái mẫu chuẫn cũng như loài động thực vật quí hiếm do hoạt động của con người hay do các hiện tượng tự nhiên gây nên. Ứng dụng phương pháp viễn thám và GIS để giám sát đánh giá nhanh sự thay đổi lớp phủ thực vật rừng ở khu vực diện tích rừng mới mở rộng ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế của vườn quốc gia Bạch Mã trong các năm 1989 2001 2004 2007 và khả năng tiếp cận làm thay đổi các lớp thảm thực vật rừng của người dân địa phương góp phần giúp cho ban quản lý vườn quốc gia Bạch Mã có được các thông tin về biến động thảm thực rừng ở khu vực diện tích mới mở rộng và làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn các khu rừng này. Từ khóa Lớp phủ thảm thực vật rừng Bạch Mã ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn quốc gia VQG Bạch Mã được thành lập từ năm 1991 với mục tiêu bảo vệ các loài động thực vật đặc trưng cho hệ sinh thái của vùng chuyển tiếp khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam quản lý bảo vệ và duy trì đa dạng các hệ sinh thái cần bảo tồn bảo vệ nguồn gen động thực vật quí hiếm. Phù hợp với chiến lược bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng của quốc gia năm 2008 VQG Bạch Mã được phép mở rộng diện tích nối liền với các khu rừng còn nguyên vẹn và có tính đa dạng sinh học cao. Sau khi mở rộng diện tích từ lên ha VQG Bạch Mã được bao bọc xung quanh bởi dân cư ở xung quanh vùng đệm khá đông nên chịu một sức ép khá lớn vào nguồn tài nguyên rừng vì vậy lớp phủ thực vật rừng ngày càng có nguy cơ bị khai thác trái phép và suy thoái và là nguyên nhân gây nên thiên tai ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người.