Trong điều kiện nuôi cấy in vitro, sự bổ sung vi khuẩn Methylobacterium radiotolerans 1019 sẽ có tác dụng làm thay đổi quá trình phát sinh cơ quan ở thực vật, cụ thể: gia tăng khả năng tạo chồi từ mô lá của cây cà chua, thuốc lá và Saintpaulia trên môi trường MS có bổ sung cytokinin; hạn chế khả năng tạo mô sẹo ở cây cúc, cây thuốc lá nhưng lại kích thích sự hình thành phôi vô tính ở cây cúc và sự hình thành mô sẹo ở cây súp lơ. Đối với quá trình phát sinh. | ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN METHYLOBACTERIUM RADIOTOLERANS 1019 LấN SỰ PHÁT SINH CƠ QUAN Ở THỰC VẬT Kiều Phương Nam Đỗ Thị Di Thiện Trần Minh Tuấn Bùi Văn Lệ Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia TP. HCM Tóm tắt Trong điều kiện nuôi cấy in vitro sự bổ sung vi khuẩn Methylobacterium radiotolerans 1019 sẽ có tác dụng làm thay đổi quá trình phát sinh cơ quan ở thực vật cụ thể gia tăng khả năng tạo chồi từ mô lá của cây cà chua thuốc lá và Saintpaulia trên môi trường MS có bổ sung cytokinin hạn chế khả năng tạo mô sẹo ở cây cúc cây thuốc lá nhưng lại kích thích sự hình thành phôi vô tính ở cây cúc và sự hình thành mô sẹo ở cây súp lơ. Đối với quá trình phát sinh rễ vi khuẩn có hoạt tính kích thích trên cả hai đối tượng là cây hoa cúc và cây hông. Từ khóa Methylobacterium Phát sinh hình thái Nuôi cấy mô Mở đầu Methylobacterium là chi vi khuẩn cư ngụ vùng diệp quyển ở thực vật chúng sử dụng Methanol từ thực vật tiết ra và tương tác lại với thực vật thông qua nhiều cơ chế khác nhau sự sinh tổng hợp các phytohorme Holland M. A. 1997 tiết ACC deaminase làm giảm lượng ethylene trong cây Madhaiyan M. Selvaraj P. Jeounghyun R. Tongmin S. 2006b gia tăng khả năng hấp thu các chất khoáng gia tăng sự kháng bệnh của thực vật Maliti C. M. 2000 . Mặt khác vi khuẩn Methylobacterium có khả năng kháng với chất khử trùng thông thường cồn javel nên thường xuất hiện trong môi trường nuôi cấy mô và có tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng Kalyaeva M. A. Ivanova E. G. Doronina N. V. Zakharchenko N. S. Trotsenko Yu. A. Buryanov Ya. I. 2003 . Chính vì vậy việc hiểu rõ cách tác động của vi khuẩn này lên từng quá trình nuôi cấy trên từng loại cây sẽ giúp chúng ta sử dụng loại vi khuẩn này một cách có lợi nhất. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Vật liệu Chủng vi khuẩn 1019 được phân lập từ cây Saintpaulia trồng tại Thành phố Hồ Chí Minh và được định danh bằng trình tự rDNA 16S. Kết quả so sánh 1362 nucleotide cho thấy chủng này có quan hệ họ hàng gần với loài .