Nói như vậy là đúng đấy các bạn ạ. Vì nếu trồng lại phải mất vài năm cây mới cho trái, đấy là chưa kể còn phải tốn công cày cuốc, thiết kế lại vườn rất tốn kém. Còn nếu ghép XCV lên gốc ghép TDB thì chỉ sau vài tháng đến một năm là cành ghép sẽ cho trái, không những thế cành ghép cũng phát triển rất khỏe, cây nhanh cho tán lớn, năng suất cũng vì thế mà tăng nhanh. TDB và XCV cùng chung họ Bồ hòn (Sapindaceae), nên chúng có thể ghép được với nhau,. | Ghép nhãn xuông cơm vàng XCV lên nhãn tiêu da bò TDB Nói như vậy là đúng đấy các bạn ạ. Vì nếu trồng lại phải mất vài năm cây mới cho trái đấy là chưa kể còn phải tốn công cày cuốc thiết kế lại vườn. rất tốn kém. Còn nếu ghép XCV lên gốc ghép TDB thì chỉ sau vài tháng đến một năm là cành ghép sẽ cho trái không những thế cành ghép cũng phát triển rất khỏe cây nhanh cho tán lớn năng suất cũng vì thế mà tăng nhanh. TDB và XCV cùng chung họ Bồ hòn Sapindaceae nên chúng có thể ghép được với nhau thực tế sản xuất người ta đã áp dụng cách ghép này để chuyển đổi giống cũ thành giống mới từ khá nhiều năm nay rất thành công. Từ khi căn bệnh Chổi rồng xuất hiện ở Nam bộ chúng tôi chưa thấy giống XCV có biểu hiện bị bệnh tức chúng kháng bệnh rất mạnh nên việc tận dụng gốc nhãn TDB giống nhiễm bệnh rất nặng làm gốc ghép cho giống XCV là rất đúng sách . Chúng tôi đã có dịp tham quan nhiều vùng chuyên canh nhãn của miền Đông Nam bộ thực tế đã gặp những vườn nhãn giống TDB được chủ vườn ghép giống XCV lên trên với mục đích chuyển đổi giống mới để có thu nhập cao nhưng ngẫu nhiên vườn nhãn ghép này lại cho kết quả là cây không hề bị nhiễm bệnh Chổi rồng xin xem ảnh . Cách nay khoảng 6 năm trên một số đài báo chúng tôi đã khuyên bà con nên làm cách này để phòng ngừa bệnh Chổi rồng . Gần đây nhất kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Thúy Yến cho biết khi ghép giống XCV lên gốc TDB đã bị bệnh thì XCV không bị lây bệnh từ gốc TDB. Như vậy các bạn cứ yên tâm bệnh Chổi rồng không truyền từ gốc TDB đã bị bệnh sang giống XCV ghép trên nó. Để ghép XCV lên gốc TDB thì tùy theo gốc của cây TDB đã lớn hay còn nhỏ mà các bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau đây - Cách thứ nhất Áp dụng cho trường hợp gốc của cây TDB còn nhỏ lớn cỡ bắp tay bắp chân thì có thể ghép trực tiếp bo của giống XCV lên gốc TDB. Thường mỗi cây nhãn có vài cành cấp 1 chừa lại một cành làm cành thở số còn lại sẽ ghép giống XCV lên. Tại vị trí cách chỗ phân nhánh khoảng 10-20 cm chọn chỗ nhẵn nhụi để mở miệng ghép .