Tình trạng cà phê rụng trái nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến trên nhiều vườn cà ở Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai Theo phản ánh của nhiều nhà vườn, tình trạng cà phê rụng trái năm nào cũng có nhưng năm 2008 này mức độ rụng nhiều hơn so với năm 2007. Ông Trần Đình Triển – Buôn Eana – Xã Eana – Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk cho biết tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến ở địa phương. Hiện vườn của ông đã bị rụng trên 30% và đang tiếp. | Tình trạng cà phê rụng trái nguyên nhân và biện pháp khăc phục Tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến trên nhiều vườn cà ở Đăk Lăk Lâm Đồng Đăk Nông Gia Lai. Theo phản ánh của nhiều nhà vườn tình trạng cà phê rụng trái năm nào cũng có nhưng năm 2008 này mức độ rụng nhiều hơn so với năm 2007. Ông Trần Đình Triển - Buôn Eana - Xã Eana - Huyện Krông Ana -Tỉnh Đăk Lăk cho biết tình trạng cà phê rụng trái xảy ra khá phổ biến ở địa phương. Hiện vườn của ông đã bị rụng trên 30 và đang tiếp tục rụng nữa. Ông cũng đã sử dụng một số loại thuốc trừ bệnh nhưng không giảm. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để khắc phục tình trạng này Qua khảo sát thực tế một số vườn cà phê trên địa bàn chúng tôi thấy rằng cà phê rụng trái trong thời điểm này chủ yếu là do bón phân không đầy đủ không cân đối và do một số loại sâu bệnh gây ra. Khi tình trạng rụng trái không xảy ra trên cả vườn mà chỉ rụng ở những cây kém phát triển trái nhỏ rụng ở các chùm trái gần gốc trước đầu cành sau kèm theo rụng lá già nhiều là do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời. Giai đoạn giữa mùa mưa là giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về kích thước của trái nên cà phê cần một lượng lớn dinh dưỡng để nuôi trái. Nếu bón phân không đầy đủ hay không kịp thời sẽ không đủ dinh dưỡng để nuôi trái do đó một số trái sẽ tự rụng đi để tập trung dưỡng chất nuôi các trái còn lại. Nếu tỷ lệ rụng trái nhiều trái gần gốc rụng trước nhưng lá non vẫn xanh cành vượt mọc nhiều lá mỏng lá già vàng từ chóp lá trở xuống rìa lá trở vào và rụng sớm là do bón phân không cân đối trong đó bón nhiều phân đạm và ít kali. Trong thực tế do giá phân bón vào đầu mùa mưa năm 2008 tăng khá cao so với các năm trước nên nhiều nông dân bón ít phân hơn năm trước điều này dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng cây cằn cỗi và rụng trái. Một số nông dân khác lại chuyển từ phân NPK 16-8-16 TE đã sử dụng có hiệu quả ở những năm trước sang sử dụng phân đơn trong đó chủ yếu là bón ure SA mà bón ít kali nên đã xảy ra tình trạng thừa đạm thiếu kali

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.