Trước hết muốn giỏi hoặc thành công trong bất kể lĩnh vực nào chúng ta cũng phải có niềm đam mê Để có niềm đam mê với môn lịch sử, một môn học được coi là khô khan thì theo tôi bạn nên: 1. Nghe giảng ở lớp Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó. Bài giảng nếu bạn tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng. | Chia sẻ kinh nghiệm học môn lịch sử Trước hết muốn giỏi hoặc thành công trong bất kể lĩnh vực nào chúng ta cũng phải có niềm đam mê Để có niềm đam mê với môn lịch sử một môn học được coi là khô khan thì theo tôi bạn nên 1. Nghe giảng ở lớp Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó. Bài giảng nếu bạn tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng đội với chúng ta giới trẻ ngày nay. 2. Phải thổi hồn vào những con số Với lịch sử không nên học thuộc từng câu từng chữ từng từ vì như thế là không cần thiết tuy nhiên phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày tháng năm nào. Bạn phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thả tâm hồn mình vào những con số ngày tháng ấy chứ không phải trình bày một cách khô khan vô nghĩa. Bạn khó mà có thể đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số số liệu mà không có phân tích chứng minh. Học Sử bạn nên chia từng thời kỳ và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa. Ví dụ Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới nửa đầu thế kỉ XX Đầu tiên chúng ta phải suy luận logic rằng nửa đầu thế kỉ XX là vào khoảng từ năm 1901-1950. Sau đó chúng ta mới liệt kê các sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Và cuối cùng nêu ra thời gian ý nghĩa diễn biến và hậu quả. Chẳng hạn như Chiến tranh thế giới lần thứ 2 3. Đừng học vẹt Đừng coi Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học phải hiểu vấn đề để nắm vững bản chất của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm vì đề thi học kỳ hiện nay thường vào những dạng bài phân tích và tổng hợp. Trong quá trình làm bài không nên đi sâu quá vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của nó. Do vậy bạn phải biết khái quát vấn đề và quan trọng nhất là nắm chắc câu .