Nhiều học sinh có suy nghĩ địa lý là môn phụ, thực tế cho thấy suy nghĩ này là sai lầm. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi có một vài lưu ý sau đây: 1. Học địa lý theo kiểu học vẹt, học tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài, dễ bị "tủ đè”, tâm lý luôn hoang mang, lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. 2. Học địa lý nên chú ý. | Để học tốt môn Địa Nhiều học sinh có suy nghĩ địa lý là môn phụ thực tế cho thấy suy nghĩ này là sai lầm. Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi có một vài lưu ý sau đây 1. Học địa lý theo kiểu học vẹt học tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài dễ bị tủ đè tâm lý luôn hoang mang lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. 2. Học địa lý nên chú ý các thao tác sau đây - Đọc bài 1-2 lần để hiểu được cấu trúc của bài phải ghi nhận được dàn bài. - Để kiểm tra xem mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm các em có thể thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học theo hệ thống trên giấy nháp không cần ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa ngoại trừ những ý bắt buộc . Mỗi bài nếu có thể viết lại trôi chảy đầy đủ trong ba lần thì hoàn toàn có thể yên tâm với lượng kiến thức mà mình đã học. Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Đây là quá trình hết sức quan trọng đối với học sinh khi đi thi. Học sinh thường chưa được chuẩn bị kỹ hoặc chưa quan tâm đến phần này dù trong các kỳ thi phần kỹ năng thường được cơ cấu 40-50 điểm. Học sinh thường đạt điểm kỹ năng rất thấp vì chủ quan không cẩn thận nên vẽ không đúng không đẹp và không chính xác. Còn phần nhận xét thì viết lung tung không nêu bật được trọng tâm của vấn đề. Do đó xin gợi lại các ý chính sau đây trong việc trình bày - Đầu trang ghi tên biểu đồ có thể ghi bên dưới biểu đồ học sinh thường hay quên và dễ bị mất điểm ở phần này . - Biểu đồ cần đọc kỹ để xác định phải vẽ biểu đồ nào đúng với yêu cầu đề bài. - Cẩn thận khi ghi ký hiệu trên biểu đồ tránh làm rối xấu biểu đồ. - Ghi chú theo thứ tự đề bài cho. - Nhận xét nhớ phải xuống dòng mỗi ý. - Giải thích dựa theo bài học giải thích trình bày riêng và không nên gắn liền với phần nhận xét thường học sinh lại hay lặp lại lời nhận xét khiến dài dòng