Ngăn ngừa gia cầm cắn mổ nhau

Thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là “cannibalism”. Biểu hiện của của hiện tượng này là con vật mổ, cắn xé, ăn thịt, lông và cơ quan nội tạng của đồng loại. Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các đàn gia cầm, từ gà, vịt, gà tây đến cút, trĩ; ở cả đàn gà thịt và gà đẻ trứng; ở tất cả các kiểu nuôi như nuôi trên sàn, trên lồng tầng cho đến nuôi chăn thả ngoài bãi hay trong vườn đồi. Hiện tượng cắn mổ nhau thường. | Ngăn ngừa gia cầm cắn mổ nhau Thuật ngữ chuyên môn tiếng Anh gọi hiện tượng cắn mổ nhau ở gia cầm là cannibalism . Biểu hiện của của hiện tượng này là con vật mổ cắn xé ăn thịt lông và cơ quan nội tạng của đồng loại. Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các đàn gia cầm từ gà vịt gà tây đến cút trĩ ở cả đàn gà thịt và gà đẻ trứng ở tất cả các kiểu nuôi như nuôi trên sàn trên lồng tầng cho đến nuôi chăn thả ngoài bãi hay trong vườn đồi. Hiện tượng cắn mổ nhau thường bắt đầu bằng việc mổ lông mổ ngón chân mổ mào mổ đuôi và đặc biệt mổ hậu môn của nhau. Khi một con vật bị chảy máu bị thương tích thì kích thích đồng loại tập trung vào việc mổ cắn vào vết thương và từ đây bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả đàn. Hiện tượng cắn mổ nhau nếu không được phát hiện sớm và khống chế ngay từ đầu thì sau đó rất khó kiểm soát và người nuôi phải trả giá đắt vì gà chậm lớn tỷ lệ chết cao phẩm chất thịt kém. Cắn mổ nhau được xác định là do di truyền và do các yếu tố về môi trường và quản lý. Rất khó xác định nguyên nhân nào là chủ yếu sau đây là những nguyên nhân đã được tổng kết Mật độ đàn lớn Hiện tượng cắn mổ nhau thường xảy ra ở đàn có mật độ lớn. Một thí nghiệm theo dõi trên 850 gà thịt nuôi từ 1 ngày đến 47 ngày với các mật độ 8 12 và 14 gà m2. Gà được nuôi bằng một khẩu phần giống nhau ở từng giai đoạn khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã thấy gà nuôi với mật độ thấp 8 gà m2 có tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn so với 2 mật độ kia. Đàn có mật độ thấp cũng có tỷ chết và cắn mổ nhau thấp hơn các đàn có mật độ cao hơn. Quá nóng Cắn mổ nhau cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ chuồng quá nóng. Quá sáng Ánh sáng mạnh và kéo dài kích thích hiện tượng cắn mổ nhau. Thiếu thức ăn và nước uống hay thiếu không gian của máng ăn và máng uống trong tình trạng này gà phải đánh nhau để tranh giành thức ăn và nước uống những con yếu dễ bị thương tích máu và vết thương là yếu tố kích thích sự bùng nổ hiện tượng cắn mổ nhau ở cả .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
24    18    1    27-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.