Tham khảo tài liệu 'đại nam thực lục tập 8 part 9', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đệ tứ kỷ - Quyển LXIX- Thực lục về Dực tông Anh hoảng đế 559 Lúc bấy giờ đường cửa biển Thuận An ngày càng bồi nông. Vua bảo bộ Hộ rằng Thế cũng may lắm nhưng đường sau này vận tải chưa biết làm thế nào về số gạo hiện chứa không nên bán nhiều việc nên tính trước. Trước đây quan bộ Hộ cho là cục Chiêu thương đồng niên chở gạo số gạo rất nhiều mà đến khoảng tháng giêng tháng hai thường khổ về gạo đắt dân thiếu ăn đã tâu xin chuẩn cho đợi gạo chở được hơi nhiều liệu đem bán cho dân khiến cho công tư đểu tiện lợi. Cho nên lại răn đình lại. Kinh lược Phó sứ Bùi Ân Niên xin chiêu mộ thủ dõng rồi chọn lấy quân tinh nhanh khoẻ mạnh chi lương để sai phái. Vua y cho. Thự lý Thông thương đại thần nước Thanh là Lý Hổng Chương được thư đến hỏi về việc nước Pháp. Trước đã gửi điên giục nay lại tiếp tục thư nói Việc quý quốc giao thiệp với nước Pháp sau khi bản thự vể Thiên Tân coi việc nhiều lần nghe tin đã cho bộ đường Lưỡng Quảng sao thư của quý quốc trước sau gửi đến để cho biết bỗng gặp Công sứ Bảo nước Pháp đóng ở Trung Quốc đi qua Thiên Tân cùng hỏi bàn ngay trước mặt định đem lời bàn thoả đáng phép hay có ích cả 2 nước nhưng Bắc - Nam cách nhau đường xa chưa biết hiện tình thế nào. Quý quốc là phên giậu của bản triều hơn 200 năm rất là cung kính Tổng lý các quốc sự vụ là Vương đại thần và bản thự gặp việc liên quan đến rất muốn khu xử giúp cho thoả đáng mong rằng theo điện tín trước phái ngay đại thần đến Thiên Tân hỏi kín cặn kẽ cho tiên tuỳ cơ tìm cách điều đình với Công sứ nước Pháp . Vua sai viết thư trả lời Đại khái nói các việc trước đã sai sứ thần đem thư đi lại đem các việc nước Pháp phái thêm tàu binh đến nói cố đánh quân Lưu Vĩnh Phúc để thông sang Vân Nam khiến cho nước Nam chịu cho nước ấy bảo hộ và đóng quân ở các kho Hà Nội Hải Dương xin chuyển đạt giúp đến Tổng lý các quốc nha môn xem cơ sự xử trí khéo giúp cho cho nước ấy phải nghe . Tổng đốc Định - Yên là Vũ Trọng Bình lại xin lấp chặt đường sông. Vua bảo rằng Trước vì nước ấy mới trao trả Hà Thành