Một mảnh đất cho thu hoạch cao, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân vô cơ, độ phì đảm bảo lâu dài là mong muốn của nhà nông. Có nhiều biện pháp canh tác để thực hiện điều ấy, trong đó biện pháp được đánh giá là ưu việt, ít tốn kém, dễ thực hiện là biện pháp sinh học. Kỹ sư Nguyễn Trung Ai của Trung tâm ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng và các cộng sự đã nghiên cứu và tìm ra loại chế phẩm với tên gọi “phân bón Trichoderma” với hy. | Nấm Trichoderma và những mảnh vườn sạch Một mảnh đất cho thu hoạch cao ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phân vô cơ độ phì đảm bảo lâu dài là mong muốn của nhà nông. Có nhiều biện pháp canh tác để thực hiện điều ấy trong đó biện pháp được đánh giá là ưu việt ít tốn kém dễ thực hiện là biện pháp sinh học. Kỹ sư Nguyễn Trung Ai của Trung tâm ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng và các cộng sự đã nghiên cứu và tìm ra loại chế phẩm với tên gọi phân bón Trichoderma với hy vọng sẽ góp phần tạo nên những mảnh vườn sạch. Nấm Trichoderma là chủng nấm có ích được nhóm của kỹ sư Nguyễn Trung Ai chọn vì nhiều tiện ích chúng dễ sống thích hợp với khí hậu Lâm Đồng và mang lại hiệu quả tốt trong nông nghiệp. Từ 3 chủng giống đầu tiên được mang về từ Viện sinh học nhiệt đới kỹ sư Ai đã chọn lựa được chủng thích hợp nhất nhân giống trong phòng thí nghiệm qua 3 cấp cấp cuối cùng là nhân giống sản xuất. Sau đó giống được cấy lên giá thể gồm phân bùn vỏ trấu tạo độ xốp và một số dinh dưỡng đa vi lượng. Sau 15 ngày số lượng bào tử nấm đạt yêu cầu hỗn hợp trên được phơi với độ khô tuyệt đối độ ẩm bằng 0 trong nhà kính đóng bao với khối lượng 1kg bao. Bao này chứa chế phẩm phân bón Trichoderma người nông dân có thể sử dụng dễ dàng. Theo hướng dẫn 1kg phân bón này sử dụng cho 1 khối phân súc vật tươi như phân bò phân dê phân heo. Trộn đều chế phẩm với phân đảo lên ủ kỹ trong khoảng 1 tháng phân tươi sẽ trở nên tơi xốp và dùng bón lót rất hiệu quả. Theo kỹ sư Ai nấm Trichoderma khi hoạt động có thể phân giải một số chất dinh dưỡng khó tiêu có sẵn trong đất trở thành loại dễ tiêu cây dễ hấp thụ. Thứ hai nấm phân giải một số chất hữu cơ trong phân trong đất thành mùn ví dụ như cenlulo khiến đất trở nên tơi xốp độ phì tăng hạn chế việc đất bị chai bạc màu. Quan trọng nhất trong quá trình sống nấm Trichoderma tiết ra một số enzim tấn công nấm có hại gây bệnh cho cây như nấm Rhizoctonia gây bệnh lở cổ rễ nấm Fusarium sp gây bệnh héo vàng. Đất sử dụng phân có ủ chế phẩm phân bón .