Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT

Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT về việc phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 do Bộ Công thương ban hành | BỘ CÔNG THƯƠNG Số 39 2008 QĐ-BCT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 23 tháng 10 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ngành dệt MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Nghị định số 189 2007 NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Công Thương Căn cứ Quyết định số 36 2008 QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tố chức cán bộ QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt Chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DỆT MAY ĐẾN NAM 2020 1. Nâng cao số lượng và chất lượng lực lượng lao động là giải pháp phát triển bền vững và lâu dài của ngành Dệt May trong đó đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng để phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa sự chuyển dịch sản xuất dệt may từ các nước công nghiệp phát triển đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. 2. Phát triển nguồn nhân lực dệt may phải tính đến yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế nhu cầu phát triển của đất nước cũng như doanh nghiệp mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài và chiến lược dịch chuyển cơ cấu địa bàn của nền công nghiệp Việt Nam. 3. Phát triển ngành Dệt May trước hết tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cán bộ kỹ thuật chuyên ngành công nhân lành nghề. Tổ chức định kỳ đào tạo nâng cao cập nhật kiến thức đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý cấp cao cán bộ bán hàng cán bộ kỹ thuật thông qua các khóa học ngắn hạn gắn chặt với nội dung công việc cần làm. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kế cận trẻ được đào tạo cơ bản để đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. 4. Phát triển nguồn nhân lực dệt may phải đảm bảo đủ số lượng công nhân kỹ thuật viên phục vụ nhu cầu phát .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.