Mới đầu, chỉ có mình Trâm Anh ăn cơm cặp lồng, còn lại đa số mọi người vẫn ra ngoài đi ăn cơm văn phòng hoặc cơm nhà hàng. Tuy nhiên, khi giá cả mọi mặt hàng leo thang, cơm văn phòng cũng lên tới 40-50 nghìn/suất; thì sau khoảng 1 tháng, cả phòng nơi Trâm Anh làm việc đều "cắp" cặp lồng đến cơ quan để ăn trưa. Chưa hết, mọi người còn góp tiền mua một chiếc lò vi sóng để tiện việc hâm nóng lại thức ăn | Nhân Viên Văn Phòng Và Sự Trở Lại Của Cơm Cặp Lồng Mới đầu chỉ có mình Trâm Anh ăn cơm cặp lồng còn lại đa số mọi người vẫn ra ngoài đi ăn cơm văn phòng hoặc cơm nhà hàng. Tuy nhiên khi giá cả mọi mặt hàng leo thang cơm văn phòng cũng lên tới 40-50 nghìn suất thì sau khoảng 1 tháng cả phòng nơi Trâm Anh làm việc đều cắp cặp lồng đến cơ quan để ăn trưa. Chưa hết mọi người còn góp tiền mua một chiếc lò vi sóng để tiện việc hâm nóng lại thức ăn. Chị Mai Phương làm cùng phòng với Trâm Anh chia sẻ Cơm cặp lồng như thế này rất hợp khẩu vị của cá nhân tiết kiệm đáng kể trong việc chi tiêu và tuyệt đối an toàn . Không chỉ có chị em mới lỉnh kỉnh cặp lồng anh Hoàng Anh Tùng - công tác tại một công ty máy tính trên đường Tây Sơn Đa cũng là một tín đồ của cơm cặp lồng. Anh Tùng góp chuyện Mình đã có khoảng 4 năm làm việc bên Nhật. Khi mới sang mình rất ngạc nhiên vì người Nhật giàu có thế nhưng cứ tới bữa trưa là mỗi người lại mang cặp lồng cơm của mình ra để ăn chứ rất hiếm khi đi ra các hàng quán. Cơm cặp lồng đã trở thành một nét văn hóa công sở ở Nhật. Giờ đã về Việt Nam nhưng mình vẫn giữ thói quen mang cơm trưa đến cơ quan để ăn vì cảm thấy nó rất tiện lợi và ngon. Mới đầu đồng nghiệp họ cười vì ở Việt Nam mọi người thích rủ nhau ra quán hơn. Tuy nhiên khi mình nói những bữa cơm này đều là do tay vợ mình làm và mời đồng nghiệp thưởng thức thử thì mấy ngày sau đó phong trào cơm cặp lồng đã lan rộng khắp cơ quan . Chiếc cặp lồng đựng cơm bây giờ cũng khác ngày trước rất nhiều. Minh Phương - nhân viên công ty Interlex Hoàng Cầu Q. Đống Đa tâm sự Những năm 80 của thế kỷ trước buổi sáng khi bố đi làm mẹ tôi thường chuẩn bị cho bố cơm canh để bố ăn trưa trong một chiếc Ăng-gô làm bằng nhôm. Đây là loại cặp lồng chuyên dụng của bộ đội có thể đựng đồ ăn đồng thời còn đun nấu được. Hình ảnh chiếc cặp lồng màu xanh của bố treo lủng lẳng ở tay lái để lại ấn tượng sâu sắc với tôi . Hiện nay hầu hết các loại cặp lồng đều làm bằng inox hình tròn có từ hai ngăn trở lên. Đặc .