Năm 2010, Nxb Văn học đã ấn hành cuốn “Truyện Kiều - bản Nôm Tự Đức thứ 19 Liễu Văn Đường - 1866” do học giả Nguyễn Thế Anh (1926) - Hội viên Hội ngôn ngữ Việt Nam - chuyển tự và khảo đính. Đây là phiên bản của cuốn Kiều Nôm do Liễu Văn Đường tàng bản in năm Tự Đức thứ 19 (1866), hiện đang lưu giữ tại Khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - là bản Kiều khắc in cổ nhất tính tới thời điểm hiện nay (trước đây người. | Học giả Nguyễn Thế Anh với bản Kiều nôm khắc in năm 1886 Năm 2010 Nxb Văn học đã ấn hành cuốn Truyện Kiều - bản Nôm Tự Đức thứ 19 Liễu Văn Đường - 1866 do học giả Nguyễn Thế Anh 1926 - Hội viên Hội ngôn ngữ Việt Nam - chuyển tự và khảo đính. Đây là phiên bản của cuốn Kiều Nôm do Liễu Văn Đường tàng bản in năm Tự Đức thứ 19 1866 hiện đang lưu giữ tại Khu di tích Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân Hà Tĩnh - là bản Kiều khắc in cổ nhất tính tới thời điểm hiện nay trước đây người ta coi bản Liễu Văn Đường in năm Tự Đức 24 1871 có niên đại cổ nhất . Để ấn phẩm Kiều song tự Nôm và Quốc ngữ này ra mắt độc giả cụ Nguyễn Thế Anh đã rất kỳ công trong việc sưu tầm khảo dị gần chục bản Kiều cổ kim và nhiều văn bản tài liệu liên quan khác. Thay lời nói đầu bằng bài Vài nét về quyển Kiều Nôm Tự Đức thứ 19 1866 tác giả cho biết bản Kiều này bị mất 18 tờ tương đương 864 câu nhưng thật may mắn là trang bìa vẫn còn nguyên vẹn nên xác định được niên đại khắc in bản Kiều Tự Đức thập cửu niên trọng xuân tân san - Khắc in giữa xuân năm Tự Đức thứ 19 1866 . Cũng qua bài viết mang tính nghiên cứu sâu về chữ nghĩa Truyện Kiều này tác giả đã cung cấp cho người đọc những sai khác về câu chữ không chỉ giữa hai bản Kiều khắc in năm 1866 gọi tắt là bản A và bản khắc in năm 1871 gọi tắt là bản B - cũng đều của Nhà sách Liễu Văn Đường - mà còn ảnh hưởng đến nhiều bản Kiều Nôm khác về sau. Theo tác giả thì vấn đề sự khác nhau trong câu chữ giữa các văn bản rất quan trọng nó giúp cho các nhà nghiên cứu nhận định một cách chính xác hơn quá trình diễn biến của văn bản cũng như ảnh hưởng qua lại giữa các văn bản đó . Và với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng tôi tiến hành phiên âm 1 để giới thiệu rộng rãi với các nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc văn bản quý hiếm này . Sang phần nội dung sau bài Thi Vân bằng chữ Hán của Phạm Quý Thích 1760-1825 - bạn thân của Thi hào Nguyễn Du - được mở đầu bằng câu Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường mà trước nay được coi là .