Sự băng hà đột ngột của vua Quang Trung đã đẩy vương triều Tây Sơn sang một ngã rẽ: Vương triều Tây Sơn khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khi xét về nguyên nhân sụp đổ của vương triều Tây Sơn, Đặng Văn Long - cựu tướng của nhà Tây Sơn cho rằng: “Còn về nhà Tây Sơn, chính Cảnh Thịnh đã làm mất. Song nếu Vũ Hoàng không bỏ đích lập thứ thì đâu đến nỗi nước này?!” [6; 196]. Trong bài viết này, tác giả muốn chỉ rõ hoàn cảnh kế vị của vua Cảnh Thịnh, những. | Vương triều Cảnh Thịnh 1792 - 1801 Sự băng hà đột ngột của vua Quang Trung đã đẩy vương triều Tây Sơn sang một ngã rẽ Vương triều Tây Sơn khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khi xét về nguyên nhân sụp đổ của vương triều Tây Sơn Đặng Văn Long - cựu tướng của nhà Tây Sơn cho rằng Còn về nhà Tây Sơn chính Cảnh Thịnh đã làm mất. Song nếu Vũ Hoàng không bỏ đích lập thứ thì đâu đến nỗi nước này 6 196 . Trong bài viết này tác giả muốn chỉ rõ hoàn cảnh kế vị của vua Cảnh Thịnh những đóng góp cũng như quá trình khủng hoảng sụp đổ của vương triều Cảnh Thịnh qua đó làm rõ tác động của vương triều này đến sự sụp đổ của nhà Tây Sơn. 1. Sự thành lập của vương triều Cảnh Thịnh Khi sự nghiệp đang có tiền đồ xán lạn thì vua Quang Trung đột ngột băng hà. Trước khi mất Quang Trung còn trăng trối lại rằng Ta mở mang đất nước gồm có miền Nam nay bệnh nặng chắc không khỏi. Thái tử tư chất cũng tốt nhưng tuổi còn thơ ấu mà bên ngoài thì có người thù ở Gia Định ông Thái Đức chỉ ham vui chơi cẩu thả cầu yên không lo việc tai hoạ về sau sau khi ta chết trong một tháng phải chôn táng cho xong. các anh nên hết lòng giúp đỡ Thái tử phải dời gấp kinh đô ra tỉnh Nghệ An để khống chế trong nước nếu không thì quân thù ở Gia Định lại các anh sẽ không có đất mà chôn thân 1 31 . Điều mà vua Quang Trung lo lắng trước khi băng hà chính là một mối nguy lớn đối với vận mệnh nhà Tây Sơn Thái tử Quang Toản lên ngôi kế vị lấy niên hiệu Cảnh Thịnh may mắn được kế thừa một nền móng vững chắc một tiền đồ đầy hứa hẹn của vua Quang Trung nhưng bi kịch của ấu Đế cũng từ đó mà ra. Thứ nhất Cảnh Thịnh lên ngôi mang trên vai một trách nhiệm nặng nề Vận mệnh sơn hà xã tắc thế thịnh hay suy của vương triều phụ thuộc vào vị Ảu đế này. Thứ hai Cuộc chiến tranh huynh đệ năm 1787 đã được giải quyết nhưng hệ lụy của cuộc phân tranh đó đã in dấu những rạn nứt trong nội bộ nhà Tây Sơn giang sơn chia ba. Năm 1787 Nguyễn Lữ để mất Gia Định từ đó thực tế Tây Sơn chia đôi Từ Bến Ván trở ra Bắc là của hoàng đế Quang Trung từ Bến .