Đối với giáo dục đại học Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo những người lao động có trình độ cao phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội chung và đáp ứng nhu cầu phát triển cho chính hệ thống giáo dục. | Cần quan tâm đặc biệt đến hệ thống quản lý chất lượng này, hệ thống mà trong đó một khung các trình độ cần được phát triển cho tất cả các trình độ giáo dục đại học, với tư cách là một phần của Khung trình độ quốc gia. Khung trình độ cần bao gồm trình độ đầu ra trung cấp và phải bao hàm một tập hợp các trình độ từ chứng chỉ, diploma và bằng đại học và sau đại học. Tất cả các chương trình giáo dục đại học cần được đăng ký trong khung trình độ quốc gia (NQF), ở mức tối thiểu của đầu ra của toàn bộ các trình độ, với việc Ban biên soạn tiêu chuẩn quốc gia xác định các form đăng ký thích hợp dưới dạng áp dụng các tiêu chuẩn thống nhất trong khung trình độ. Ban biên soạn tiêu chuẩn quốc gia cũng được giao trách nhiệm đảm bảo tính liên thông giữa các trình độ trong từng lĩnh vực đã dăng ký đồng thời phải phát triển các cơ chế đảm bảo liên thông hiệu quả giữa các trình độ. Điều quan trọng là liên thông giữa các trình độ cần được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực chuyên môn ở những nơi liên thông thường là vấn đề nóng nhất. Hội đồng giáo dục đại học cần đảm bảo rằng, những quyết định của SAQA và Ban biên soạn tiêu chuẩn quốc gia về cách thức đăng ký các văn bằng thế nào để tạo ra một cơ sở có hiệu quả trong việc sáp nhập các chương trình giáo dục đại học vào Khung trình độ quốc gia. Các lĩnh vực và cấp trình độ phải tương thích với các loại và trình độ được áp dụng trong hệ thống kế hoạch và hệ thống thông tin ở đại học. Các chương trình giáo dục đại học phải được đăng ký với tư cách hoặc là các chương trình “cấp quốc gia” được đưa ra bởi nhiều trường, hoặc là các chương trình “cấp trường” tương đối thống nhất với một số trường đối tác khác. (Báo cáo của NCHE,1996)