Dân chủ và pháp quyền là những đề tài truyền thống giành được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạt động xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, triết học, luật học và nhân quyền. Trong nền khoa học pháp lý thế giới, đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp quyền cũng như cơ chế phát huy hiệu quả mối quan hệ này nhằm đem lại sự ổn định, thịnh vượng và phát triển bền vững cho. | Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam Đặt vấn đề Dân chủ và pháp quyền là những đề tài truyền thống giành được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà hoạt động xã hội đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị triết học luật học và nhân quyền. Trong nền khoa học pháp lý thế giới đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp quyền cũng như cơ chế phát huy hiệu quả mối quan hệ này nhằm đem lại sự ổn định thịnh vượng và phát triển bền vững cho toàn xã hội. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích mối quan hệ biện chứng không thể tách rời giữa dân chủ và quá trình hình thành xây dựng phát triển nhà nước pháp quyền XHCN đồng thời đề xuất các giải pháp thúc đẩy vai trò của hai thành tố này nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển tại Việt Nam. Có thể nói cốt lõi của một nền dân chủ chính là việc bảo vệ và phát huy năng lực tự thân của các cá nhân trong xã hội trong khi đó yêu cầu bảo vệ các cá nhân cũng như sự phát triển của họ lại chính là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN. Vì vậy xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đã và đang trở thành một trong những điều kiện đảm bảo tiên quyết cho sự phát triển của nền dân chủ XHCN tại Việt Nam. 1. Dân chủ . Một số cách tiếp cận trên thế giới Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng người Hy Lạp cổ là chủ nhân sáng tạo nền dân chủ và các thiết chế dân chủ xét từ cả phương diện lý luận và thực tiễn. 1 Có thể nói tư tưởng dân chủ đặc biệt là văn hóa dân chủ của người Hy Lạp cổ đã để lại những ảnh hưởng hết sức sâu sắc trong nền văn minh nhân loại sau này. Trong tác phẩm Chính thể đại diện xuất bản năm 1861 triết gia nổi tiếng người Anh . Mill đã đánh giá cao những hình mẫu thiết chế dân chủ trong giai đoạn này như kiểu tòa án dicastery có sự tham gia của hàng trăm thẩm phán lấy từ thẩm phán là công dân tình nguyện tham gia bản án được biểu quyết theo đa số hay kiểu hội nghị ecclesia tại quảng trường của các đô thị Hy