Hoa đăng - hay hoa lồng đèn Hồng hoa đăng hay còn gọi là hoa lồng đèn được trồng rất phổ biến ở Đà Lạt. Nhờ hình dáng mà loại hoa này được xếp vào hàng cây cảnh có tiếng. Tên khoa học của hồng hoa đăng là Fuchsia magellanica Lam Họ thực vật: Oenotheraceae hoặc Onagraceae (Họ Rau Mươn). Nguồn gốc của cây Hồng Hoa Đăng ở Chili (Nam Mỹ), tùy theo sự lai tạo mà cho ra cây hoa Lồng Đèn có kiểu dáng hoa đẹp khác nhau như: Cây Fuchsia gracillis (Hort.) gốc từ Mexico (1823) có hình. | Hoa đăng - hay hoa lồng đèn Hồng hoa đăng hay còn gọi là hoa lồng đèn được trồng rất phổ biến ở Đà Lạt. Nhờ hình dáng mà loại hoa này được xếp vào hàng cây cảnh có tiếng. Tên khoa học của hồng hoa đăng là Fuchsia magellanica Lam Họ thực vật Oenotheraceae hoặc Onagraceae Họ Rau Mươn . Nguồn gốc của cây Hồng Hoa Đăng ở Chili Nam Mỹ tùy theo sự lai tạo mà cho ra cây hoa Lồng Đèn có kiểu dáng hoa đẹp khác nhau như Cây Fuchsia gracillis Hort. gốc từ Mexico 1823 có hình đèn nhỏ hơn được đặt tên là Tiểu Hoa Đăng tên địa phương Việt Nam. Cây Fuchsia macrostemma Ruiz Pav. var. Therèse Dupuis hình dáng với nhiều cánh đúp màu hồng được gọi là Hoa Đăng Đúp. Các kiểu hoa kể trên hiện nay trồng phổ biến tại vùng Lang Bian Đà Lạt rất được ưa chuộng. Về hình dáng cây cao từ 8 tấc đến 1 mét. Có thể trồng ra vườn làm cây cảnh hoặc cho vào chậu để trang trí nội thất giúp cho cảnh trí ở trong phòng có hình ảnh của vũ nữ cánh jupon màu đỏ hồng theo vũ điệu ba lê vũ ballet rất đẹp lạ. Một thứ hoa khác là Fuchsia var. Roi des Balcons cành hoa dài cả thước đơm nhiều bông to cánh trắng giữa màu đỏ đậm hình dạng hệt như một đèn lồng công nghiệp treo cao. Việc gây giống hoa lồng đèn thì không khó khăn và chủ yếu bằng phương pháp dăm cành nhân giống. Vì là loại cây kiểng không rụng lá có thể cho hoa quanh năm nhưng muốn nhân giống bằng cách dăm cành thì ta không thể cắt cành trên cây mẹ quá nặng tay làm giảm đi nhiều cành tơ cành non làm hỏng thân cây trở nên yếu cây và làm giảm số lượng hoa kỳ sau. Vậy nên khi tỉa cành cắt cành cho cây bớt rậm ta chọn những cành cắt này lựa cành nhỏ cành tơ mà cắt lại từng đoạn ngắn một ngón tay để làm cành dăm thì sẽ có lợi hơn. Sau thời gian 60 ngày cành dăm đã có rễ mạnh đem ươm tiếp vào chậu hoặc bầu nylon cho tăng trưởng thêm. Tiếp theo vài tháng sau cây trưởng thành thêm thì bắt đầu cho hoa và sẽ chờ dịp tăng cường cho nhà nuôi hoa sưu tập hoa kiểng .