Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Song, sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy. | Phương thức lãnh đạo của Đảng với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam 1. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là yêu cầu tất yếu khách quan trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước bảo đảm Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân do dân và vì dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về mặt chính trị của việc xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền. Song sự lãnh đạo của Đảng phải tuân theo những quy luật hình thành phát triển và hoàn thiện của Nhà nước pháp quyền. Bất cứ ở đâu lúc nào nếu xa rời những yêu cầu khách quan được đặt ra từ các quy luật này đều khó có thể đạt được mục tiêu đề ra. Bản chất của quyền lực chính trị là thống nhất. Cho nên không có vấn đề phân chia tách rời quyền lực chính trị giữa Đảng và Nhà nước. Vấn đề là ở phương thức thực hiện quyền lực phạm vi và mức độ thực hiện quyền lực chính trị do Đảng trực tiếp thực hiện đối với xã hội như trước đây cần và có thể phải thu hẹp giảm dần tiến đến mục tiêu phải được chủ yếu thực hiện thông qua nhà nước. Trong một xã hội vận hành theo các quy luật của nền dân chủ thì quyền lực chính trị cần phải được hợp pháp hóa thông qua hoạt động của nhà nước. Thực tiễn cầm quyền của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã có bước tiến lớn theo hướng này. Vấn đề đặt ra từ đây là một mặt phải bảo đảm sự thống nhất giữa Đảng và Nhà nước phòng ngừa nguy cơ tách biệt Đảng và Nhà nước trong việc lãnh đạo tổ chức thực thi quyền lực quản lý mặt khác phải phân biệt những quyền hạn của Đảng đối với xã hội đối với nhà nước với tư cách là Đảng cầm quyền với những quyền hạn của bộ máy nhà nước trong quản lý các mặt đời sống kinh tế xã hội theo pháp luật phòng tránh nguy cơ đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan của Đảng và cơ quan nhà nước trong xử lý cụ thể những vấn đề quản lý mà từ đó có thể làm suy yếu chất lượng hiệu quả lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của nhà nước. Đây không đơn giản chỉ là vấn đề xuất phát từ khác sự khác nhau về vị trí .