Một sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như những rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luật trong nước là chìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Như đánh giá của các nhà luật học so sánh người Đức Zweigert và Kötz, “các nhà lập pháp trên toàn thế giới đều đã chỉ ra rằng, bằng nhiều cách thức khác nhau, các đạo luật tốt không thể được làm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh”2. Việc sửa đổi Hiến pháp. | Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi Một sự hiểu biết sâu sắc các hệ thống pháp luật nước ngoài cũng như những rào cản đối với việc hoà nhập của hệ thống pháp luật trong nước là chìa khoá để tổng kết và đổi mới pháp luật1. Như đánh giá của các nhà luật học so sánh người Đức Zweigert và Kotz các nhà lập pháp trên toàn thế giới đều đã chỉ ra rằng bằng nhiều cách thức khác nhau các đạo luật tốt không thể được làm ra mà không có sự trợ giúp của luật so sánh 2. Việc sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam cũng phải được đặt trong bối cảnh so sánh với sự chuyển đổi hiến pháp của các nước khác trong khu vực. Những kinh nghiệm về thành công và thất bại sẽ giúp cho Việt Nam tìm ra được những bài học cho những cải cách hiến pháp phù hợp. 1. Những cải cách mạnh mẽ để giải quyết các rào cản truyền thống Thái độ bi quan về quá trình du nhập pháp luật Trong phong trào dân chủ và giành độc lập khỏi thuộc địa phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều hiến pháp đã được ban hành ở các quốc gia châu Á như ở Nhật Bản 1947 Hàn Quốc 1948 Đài Loan 1946 Việt Nam 1946 Campuchia 1947 Malaysia 1957 Indonesia 1945 Miến Điện 1947 Philippines 1935 Brunei 1953 và Singapore 1963 . Trong giai đoạn này các tư tưởng tự do và dân chủ phương Tây đã du nhập vào phần lớn các quốc gia châu Á. Tuy nhiên sự xuất hiện của chủ nghĩa hiến pháp đã bị chặn đứng bởi sự phát triển của nhiều chính phủ độc đoán do một vài cá nhân hoặc quân sự cai trị ở toàn bộ Đông Á trong những năm 1960. Hầu hết các quốc gia này không thể thực thi trên thực tế các nguyên tắc hiến định. Thậm chí ở các quốc gia ổn định và dân chủ như Nhật Bản Malaysia Singapore thì các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn dân tộc và sự phát triển kinh tế cũng đã dẫn đến sự thống trị tuyệt đối của một đảng chính trị và sự hạn chế nhiều nguyên tắc của chủ nghĩa hiến pháp. Tiếp theo trong một thời gian dài lịch sử hiến pháp của nhiều quốc gia phương Đông bị thao túng bởi sự độc tôn của các chính phủ độc đoán nền hành pháp mạnh và không thể kiểm