Tài liệu "Đổi mới mô hình bộ máy nhà nước đáp ứng vai trò của Nhà nước trong quá trình cải cách kinh tế" trình bày về: Bộ máy nhà nước trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, sự thay đổi vai trò kinh tế của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế,. | Đổi mới mô hình bộ máy nhà nước đáp ứng vai trò của Nhà nước trong quá trình cải cách kinh tế 1. Bộ máy nhà nước trong mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Trước công cuộc đổi mới đất nước nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp với bốn đặc điểm cơ bản i là một nền kinh tế không có thị trường việc phân bổ các nguồn lực thực hiện theo một kế hoạch tập trung mang tính mệnh lệnh của Nhà nước ii vì không có thị trường nên không có sự phân công xã hội giữa các vùng trong nước không tạo lập được một không gian kinh tế thống nhất và thông suốt tạo nên tình trạng ngăn sông cấm chợ giữa các vùng miền trong sự liên thông hàng hoá iii chỉ có sở hữu Nhà nước hoặc sở hữu tập thể đối với các tư liệu các yếu tố sản xuất iv sự phân phối xã hội đối với sản phẩm thực hiện theo chế độ bao cấp cho từng loại đối tượng dân cư trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Với một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp như vậy Nhà nước được nhìn nhận không chỉ là một tổ chức công quyền thực hiện quyền lực chính trị mà nhân dân giao phó mà còn là một tổ chức siêu kinh tế theo kiểu Nhà nước Thủ tướng - Tổng giám đốc của nền kinh tế quốc dân. Trong cơ chế kinh tế này vai trò của Nhà nước trong đời sống kinh tế là vô cùng to lớn và gần như tuyệt đối. Nhà nước quyết định mọi vấn đề mọi quá trình kinh tế từ kế hoạch - sản xuất phân phối và tiêu dùng. Nhà nước nằm ngay trong các quá trình kinh tế trực tiếp tổ chức và quản lý các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp theo các mục tiêu kế hoạch có tính pháp lệnh được xây dựng và quyết định một cách tập trung. Quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế về thực chất là quan hệ trực tiếp các cơ quan nhà nước các cấp trực tiếp chỉ đạo quản lý hệ thống các đơn vị sản xuất kinh doanh theo quan hệ hành chính lãnh thổ kinh tế trung ương và kinh tế địa phương. Do vậy về cơ bản các quan hệ quản lý hành chính nhà nước luôn bị lẫn lỗn với các quan hệ sản xuất kinh doanh dưới tác động của chế độ cơ quan chủ quản . Cơ chế .