Về pháp luật xử lý hành chính của Việt Nam

Tài liệu Về pháp luật xử lý hành chính của Việt Nam trình bày về những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành; so sánh với pháp luật xử phạt hành chính ở một số nước; phương hướng, giải pháp cải cách và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở Việt Nam. chi tiết. | về pháp luật xử lý hành chính của Việt Nam Tuy nhiên hệ thống pháp luật về XLVPHC và việc thực thi pháp luật XLVPHC đã bộc lộ những bất cập hạn chế đòi hỏi phải khẩn trương giải quyết nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống VPHC đang diễn ra trong thực tiễn ngày càng phức tạp. Để đáp ứng yêu cầu này Quốc hội khóa XII đã chính thức đưa Dự án Luật XLVPHC vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh của toàn khóa Quốc hội. Việc xúc tiến xây dựng dự án Luật này nhằm giải quyết cơ bản những vấn đề hạn chế bất cập đặt ra từ hệ thống pháp luật XLVPHC hiện hành đồng thời xác lập cơ sở pháp lý mới với những nội dung thay đổi phù hợp có tính khoa học và khả thi để nâng cao một bước cơ bản về hiệu lực hiệu quả của pháp luật XLVPHC. Trước đây khi Nhà nước chưa ban hành Pháp lệnh Xử phạt VPHC 1989 thì các văn bản pháp luật chỉ đề cập đến khái niệm vi cảnh 1. Vi cảnh được hiểu là việc vi phạm luật lệ sinh hoạt ở nơi công cộng 2 như vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh công cộng trật tự công cộng trật tự an toàn giao thông. Sau này trong các văn bản pháp luật khái niệm vi cảnh được hiểu rộng hơn không chỉ là những vi phạm luật lệ sinh hoạt nơi công cộng mà được hiểu là những vi phạm nhỏ chưa đến mức bị coi là tội phạm hình sự. Khái niệm vi phạm hành chính lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt VPHC 1989. Điều 1 Pháp lệnh quy định VPHC là hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính . Định nghĩa này sau đó đã được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn thi hành pháp luật và đưa vào các giáo trình giảng dạy về pháp luật. 1. Những tồn tại hạn chế của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành - Pháp luật XLVPHC thể hiện sự lẫn lộn giữa các quyền lực lập pháp hành pháp và tư pháp. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về XLVPHC nói chung và xử phạt VPHC nói riêng phải thuộc thẩm quyền của cơ quan đại biểu cao nhất .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.